Tổng hợp một số bệnh viện đang có các gói kiểm tra hậu COVID-19
Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, nhanh khỏi nhưng vẫn còn nỗi lo hậu COVID
Đón xem livestream: Tổn thương tim mạch hậu COVID-19 làm sao để chữa lành?
Infographic: Cảnh giác với các triệu chứng hậu COVID-19
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, đến đầu tháng 3/2022, đã có khoảng 6 triệu người tử vong vì đại dịch này. Số khác – nếu may mắn không phải chịu những sự mất mát to lớn về vật chất, tinh thần – cũng phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để phục hồi sức khỏe.
Hiện tượng này được gọi bằng nhiều cái tên như hội chứng hậu COVID-19 hay COVID kéo dài. Trớ trêu thay, không chỉ những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng mà cả những người khỏe, chỉ gặp triệu chứng nhẹ cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này.
Vào đầu tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (Post COVID-19 condition).
Nghe có vẻ đao to búa lớn, nhưng hiểu một cách nôm na, sức khỏe của người từng mắc COVID-19 sẽ không bằng trước khi mắc bệnh. Nhiều người trước đây chăm chạy bộ, nay leo cầu thang trong nhà cũng hụt hơi, thở hổn hển. Không ít người gặp phải tình trạng “nhớ nhớ quên quên” sau khi mắc COVID-19. Đau nhức xương khớp, mất ngủ… cũng là triệu chứng khá thường gặp do COVID-19 kéo dài. Theo ước tính của WHO, 10 - 20% bệnh nhân COVID-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây hội chứng hậu COVID-19 là do virus SARS-CoV-2 gây phản ứng viêm trầm trọng trong cơ thể. Khi cơ thể không thể loại bỏ virus một cách nhanh chóng, nó sẽ tự tăng cấp độ phản ứng miễn dịch, hậu quả là tạo ra các kháng nguyên chống lại chính cơ thể. Phản ứng quá mức này sẽ kéo theo cytokines - xơ hóa - rối loạn đông máu và nhiều tổn thương di chứng sau thời gian dài điều trị hồi sức trong bệnh viện.
SARS-CoV-2 không phải virus duy nhất gây ra hiện tượng này. Sau các đợt viêm phổi cấp do virus cúm mùa, virus cúm gia cầm H5N1, MERS-CoV hay dịch SARS năm 2003, người bệnh có thể gặp phải tình trạng xơ phổi.
Nhưng hậu COVID-19 khác ở chỗ: Các triệu chứng rất đa dạng, khó theo dõi hơn và không phải tất cả đều có thể đo đạc bằng các xét nghiệm định tính. Do đó, để tránh gặp phải hội chứng hậu COVID-19, cách tốt nhất là không để mình mắc bệnh. Nếu ôm tâm lý chủ quan “Ai rồi cũng mắc”, dù bị COVID-19 nhẹ, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe hậu COVID lúc nào không hay. Bên cạnh đó, hãy thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch như 5K để giảm thiểu nguy cơ nhiễm cũng như tái nhiễm COVID-19.
Các chuyên gia nhấn mạnh, người dân nên tự theo dõi sức khỏe trong 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 để hạn chế những nguy cơ hậu COVID-19 có thể gây ra. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế trên cả nước đã triển khai các phòng khám, khoa khám bệnh hậu COVID-19 để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19.
Sau khi khỏi COVID-19, người bệnh cần tiếp tục nâng cao sức khỏe toàn diện phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ.
Tập thở
Đây là biện pháp hỗ trợ phục hồi chức năng hô hấp cần thực hiện sớm để giúp cải thiện khả năng dung nạp với gắng sức của người bệnh. Bệnh cạnh việc tập thể dục phù hợpkpk với khả năng của bản thân, bạn có thể thực hiện các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm:
Dinh dưỡng
Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện thể trạng và các chức năng cho cơ thể, trong đó có chức năng hô hấp. Người bệnh sau điều trị COVID-19 nên thực hiện chế độ ăn nhiều năng lượng, protein và các vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần.
Người sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tăng cường ăn rau quả và uống nhiều nước. Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Tránh xu hướng bồi bổ quá mức với thực phẩm chức nhiều cholesterol như nội tạng động vật, óc hoặc thuốc bổ khi chưa có tư vấn của bác sỹ.
Bình luận của bạn