Chống lại sự mê tín thuốc men

Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn

Thực phẩm chức năng đã gần 2.500 năm "tuổi đời"?

Những thực phẩm "sướng miệng hại thân"

Bạn đã biết gì về granola - thực phẩm dinh dưỡng kiểu Mỹ?

4,6 trẻ Việt Nam bị rối loạn dinh dưỡng

Vấn đề ăn uống đã được đặt ra từ khi có loài người biết nhận thức, lúc đầu chỉ là "ăn no mặc ấm", cái ăn nhằm giải quyết cảm giác đói và sau đó người ta thấy ngoài việc thỏa mãn nhu cầu bữa ăn còn đem lại cho người ta niềm vui, từ đó có khái niệm "ăn ngon mặc đẹp". Ngày nay chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, con người không còn lo nhiều tới cái ăn cái mặc nữa, mà vấn đề quan trọng phải là "ăn bổ mặc sang".

Tiên phong trong việc kết nối vấn đề ăn uống với sức khỏe là các thầy thuốc, lương yTừ 2.500 trước, Ông Tổ ngành Y thế giới - Hippocrates đã chỉ ra vai trò của thực phẩm trong việc bảo vệ sức khỏe với triết lý: "Hãy để cho thực phẩm có chức năng của thuốc và y học chính là thực phẩm của bạn".

Bệnh tật có thể bị đẩy lùi bằng ăn uống

Ở phương Đông, cổ nhân đã có câu "Ngụ y vu thực" (Lấy ăn uống để chữa bệnh) và "Dược thực đồng nguyên" (Thuốc và thức ăn có cùng nguồn gốc), coi nội dung của chữ "Thực" (Ăn) nghĩa là "Tam phân trị bệnh, thất phân liệu dưỡng" (Ba phần trị bệnh, bảy phần nuôi dưỡng).

Trong Y thư cổ có đoạn: "Thực vật bệnh nhân phục chi, bất đãn liệu bệnh, tính khả sung cơ. Bất đãn sung cơ, cánh khả thích khẩu. Dụng chi đối chứng, bệnh tự tiệm dụ, tức bất đối chứng, diệc vô tha hoạn" (Đồ ăn thức uống không chỉ để ăn cho no mà còn dùng để chữa bệnh, dùng đúng thì bệnh tự khỏi dần). Trong cuốn sách thuốc cổ Thần nông bản thảo kinh từ thời nhà Hán (Trung Quốc) đã ghi lại 365 vị thuốc, được phân ra làm ba loại: Thượng, trung và hạ phẩm. Hầu hết loại thượng phẩm là lương thực, rau củ quả và thịt cá thường dùng làm thức ăn hàng ngày.

Ở Việt Nam, ngay từ thời Hồng Bàng (2.900 năm trước Công nguyên), tổ tiên đã biết dùng thức ăn để làm thuốc. Họ khám phá ra tác dụng của các củ gừng, củ tỏi… trong việc khử thanh, làm dậy mùi thơm ngon, ấm bụng và dễ tiêu. Thời này, người dân ăn trầu để chống lạnh và nhuộm răng như là một cách vệ sinh răng miệng.

Ông Tổ ngành TPCN của Việt Nam Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) đã từng viết: "Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn". Đại danh y Lê Hữu Trác trong hai cuốn Vệ sinh yếu quyết và Nữ công thắng lãm cũng đã ghi nhận nhiều loại ngũ cốc, thực phẩm dùng làm thuốc và có những kiến giải hết sức độc đáo về thực trị.

Thế kỷ XVI, ở nước Anh, William Harvey - Người khám phá ra sự tuần hoàn máu đã rất chú ý đến chế độ ăn. William Harvey đã lập ra "chế độ ăn Banting" có hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe và giảm cân mà tới ngày nay vẫn được áp dụng. Cùng thời với ông, một nhà khoa học khuyết danh cũng từng nói: "Ðể nhằm mục đích điều trị cũng như phòng bệnh, con người chỉ cần có một chế độ ăn uống thích hợp và sinh hoạt hợp lý. Hãy chống lại sự mê tín thuốc men và lấy bếp thay phòng bào chế thuốc chữa bệnh".

Hãy chống lại sự mê tín thuốc men và lấy bếp thay phòng bào chế thuốc chữa bệnh

Thế kỷ XIX đặt nền móng cho sự phát triển ngành dinh dưỡngTừ đó tới nay, những công trình nghiên cứu về vai trò của các acid amin, vitamin, các acid béo không no, yếu tố vi lượng dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm... đối với sức khỏe con người đã góp phần hình thành, phát triển và đưa ngành dinh dưỡng lên một tầm cao mới.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được sự kiên kết mật thiết giữa thực phẩm và sức khỏe, mối liên quan của các yếu tố vi chất dinh dưỡng và bệnh tật, mối quan hệ giữa các acid béo không no với các bệnh mạn tính, thiếu vitamin với sức đề kháng của cơ thể...

Thông qua quá trình nghiên cứu dinh dưỡng từ cơ bản tới phức tạp để đưa ra được những khuyến nghị cho con người cần bổ sung chất gì, cắt giảm tiêu thụ thực phẩm nào, kết hợp những đồ ăn nào với nhau... Nghiên cứu, phát triển và sản xuất những thực phẩm mới, chế phẩm để nâng cao sức khỏe con người, phòng tránh bệnh tật, thậm chí là điều trị các căn bệnh mà không cần sử dụng tới thuốc men.

Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng