Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề như suy dinh dưỡng, béo phì, thiếu hụt vi chất, rối loạn tiêu hóa
3 món gà hầm bổ dưỡng cho sản phụ
Xử trí thế nào khi con bị suy dinh dưỡng?
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng
Thai nhi cũng bị... suy dinh dưỡng
Ở trẻ càng nhỏ thì nhu cầu năng lượng càng cao, tuy nhiên do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên hay xảy ra tình trạng trào ngược khiến bé bị mất cân bằng giữa nhu cầu của cơ thể và khả năng dung nạp dinh dưỡng. Trước tình trạng này, nhiều bậc phụ huynh thường nôn nóng trong việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng các giải pháp cho bú sữa ngoài hoặc cho ăn dặm sớm.
TS.BS Nguyễn Anh Tuấn – Tổng thư ký Hội Nhi tiêu hóa Việt Nam cho biết: “Bú sữa mẹ là giải pháp tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp các bé phát hài hòa giữa vóc dáng và trí tuệ”.
Tuy nhiên, xã hội công nghiệp và những nguyên nhân khác nhau nên chỉ có 20% trẻ tại Việt Nam được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. 80% còn lại phải sử dụng sữa công thức hoặc ăn dặm sớm. Ở trẻ nhỏ, men tiêu hóa chưa hoàn thiện, việc phụ huynh cho trẻ ăn bột, ăn cháo quá sớm là không phù hợp, thường khiến các bé bị khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi… dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Bàn về vấn đề dinh dưỡng và trí tuệ, BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng, TP.HCM cho rằng: “Cả trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì đều không thể thông minh như trẻ bình thường, ở trẻ bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng chỉ số thông minh, tư duy logic còn kém hơn. Hiện nay, chế độ ăn của trẻ em Việt Nam đang thiếu sự cân đối khi các bé được sử dụng rất ít sữa và các sản phẩm từ sữa, ăn ít rau củ quả. Theo thống kê đến năm 2014 cả nước có khoảng 4,6 triệu trẻ dưới năm tuổi rơi vào tình trạng rối loạn dinh dưỡng”.
Trẻ bị rối loạn dinh dưỡng càng sớm thì càng ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ; trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng trước 24 tháng còn tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn, bệnh mạn tính khi trưởng thành.
Bình luận của bạn