Bệnh nhân nhiễm cúm mùa đang trong tình trạng rất nguy kịch
Làm gì khi trẻ bị hen lại dính cúm mùa?
Infographic: Cách đơn giản giúp phân biệt cảm lạnh và cúm mùa
Trẻ em dưới 36 tháng tuổi thì tiêm vaccine cúm mùa nào cho hiệu quả?
Làm thế nào để phòng tránh cúm mùa cho trẻ?
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân L.Đ.C (64 tuổi, Hà Nội) được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng khó thở, ý thức chậm. Theo lời kể của người nhà, trước đó bệnh nhân sốt cao liên tục, ho khan, khó thở kèm tức ngực. Sau khi đi khám tại tuyến y tế cơ sở được chẩn đoán viêm phổi và được kê đơn điều trị nhưng tình trạng không cải thiện. Sau khi nhập viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp). Mặc dù được điều trị tích cực nhưng tiên lượng sống của bệnh nhân còn rất thấp.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân 48 tuổi cũng ở Hà Nội với các triệu chứng thông thường của cúm như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, nhức mỏi toàn thân. Đáng lưu ý, trước đó gia đình bệnh nhân cũng có vài người mắc cúm. Do nghĩ là chỉ mắc cúm thông thường nên phải đến 4 ngày sau bệnh nhân mới nhập viện điều trị. Lúc này, bệnh nhân đã suy đa phủ tạng và ở tình trạng nguy kịch.
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, kết quả là cả 2 trường hợp nêu trên đều dương tính với virus cúm A/H1N1.
Từ 2 bệnh nhân cúm mùa trên, PGS. TS Đào Xuân Cơ – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đa số các trường hợp cúm mùa sẽ tự khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nặng và có thể gây tử vong. Đặc biệt là những trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ... Vì thế, khi có các biểu hiện ho tăng lên, sốt tăng, tức ngực, khó thở khi đã được dùng các thuốc cảm cúm thông thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa cúm mùa hiệu quả nhất
Phương pháp phòng cúm mùa hiệu quả nhất theo PGS. TS Đào Xuân Cơ đó là tiêm phòng vaccine cúm. Đặc biệt, những người có bệnh lý nền, cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, trẻ nhỏ… cần tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các chủng cúm đã có vaccine. Đây là biện pháp phòng bệnh an toàn, đặc hiệu và kinh tế nhất.
Ngoài ra, người dân cần tuân thủ tốt các thói quen vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác, nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm trách lây nhiễm sang vật dụng khác, cho người khác. Vệ sinh tay thường xuyên, nhiều lần trong ngày cũng là 1 trong những biện pháp phòng cúm và các bệnh lây nhiễm thông thường khác khá hiệu quả, không tốn kém và dễ thực hiện.
Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; Lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường. Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh cúm. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Ở giai đoạn đầu bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn... Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới 4 - 8 ngày, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 – 41 độ C.
Bình luận của bạn