Trẻ bị hen suyễn sẽ có nguy cơ cao bị viêm phổi sau khi mắc cúm mùa
Infographic: Cách đơn giản giúp phân biệt cảm lạnh và cúm mùa
Trẻ em dưới 36 tháng tuổi thì tiêm vaccine cúm mùa nào cho hiệu quả?
Làm thế nào để phòng tránh cúm mùa cho trẻ?
Dinh dưỡng cho trẻ để phòng ngừa bệnh cúm mùa
Trong trường hợp trẻ bị hen lại dính cúm mùa, cha mẹ cần thực hiện những việc sau để ngăn ngừa bệnh cúm lây lan:
- Cho bé nghỉ ở nhà, không cho bé đi học có thể lây bệnh cho trẻ khác.
- Cho bé rửa tay hoặc lau tay cho bé thường xuyên, đặc biệt là sau khi bé ho, chảy nước mũi.
- Chú ý không cho bé chạm tay lên mắt, mũi, hoặc miệng để tránh vi khuẩn lây lan.
Mẹ nên cho bé rửa tay thường xuyên khi bị cúm mùa
- Thông báo với bác sỹ nếu các triệu chứng hen của bé trở nặng. Điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng do cúm mùa cho trẻ bị hen suyễn.
- Nếu bé bị cúm nặng và cần phải điều trị, nên bắt đầu điều trị sớm vì thuốc kháng virus đạt hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
- Hỏi bác sỹ về các loại thuốc kháng virus phù hợp. Một số loại thuốc như Zanamivir (hay Relenza) có thể gây ra tình trạng thở khò khè, khó thở cho người bị hen suyễn.
Tốt hơn hết, cha mẹ vẫn nên chủ động phòng ngừa cúm mùa cho trẻ bị hen:
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên được tiêm vaccine phòng chống cúm mùa.
- Về vacccine cúm mùa cho trẻ bị hen suyễn, có 3 loại sau: Vacccine tiêm, vaccine dạng xịt mũi và vaccine phòng nhiễm phế cầu khuẩn.
- Vaccine tiêm trên thực tế là các virus cúm mùa đã bị bất hoạt, có thể sử dụng cho trẻ bị hen từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Vaccine dạng xịt mũi có thể dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trẻ từ 2 - 4 tuổi bị hen suyễn hoặc có tiền sử khò khè trong 12 tháng qua không nên dùng vaccine xịt mũi. Hiệu quả của loại vaccine này cũng không được đánh giá cao trong những năm gần đây.
- Nhiễm phế cầu khuẩn là một biến chứng nghiêm trọng của cúm mùa. Trẻ bị hen suyễn sẽ được tiêm vaccine phòng nhiễm phế cầu khuẩn đồng thời khi tiêm vaccine cúm.
Bình luận của bạn