Làm thế nào để phòng tránh cúm mùa cho trẻ?

Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho virus cúm mùa phát triển

Dinh dưỡng cho trẻ để phòng ngừa bệnh cúm mùa

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa ở trẻ nhỏ

Những dấu hiệu trẻ bị cúm mùa: Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

Vì sao trẻ dễ bị mắc cúm mùa?

Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng thực phẩm

Để giúp trẻ phòng tránh bệnh cúm mùa, bố mẹ cần tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng hàng ngày. Theo các chuyên gia, bổ sung các loại vitamin C, A, B... không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ mà còn có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa các biến chứng của cúm mùa như viêm phổi.

Bạn nên cho bé ăn nhiều thực phẩm như trứng gà, sữa, đỗ tương, chuối, súp lơ xanh, ớt chuông xanh, rau cải và những loại rau lá xanh khác.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Trẻ từ khoảng 1 tuổi cần rèn luyện thói quen rửa tay và súc miệng mỗi khi từ ngoài trở về nhà. Đến độ tuổi đi học, các trường học cũng nên giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và súc miệng sau mỗi buổi dạo chơi công viên. Thậm chí sau khi đến trường, trẻ còn có ý thức tự giác tự ra bồn rửa tay rồi mới vào lớp.

Bố mẹ nên dạy trẻ cách rử tay sạch sẽ để phòng tránh bệnh cúm mùa và các bệnh lây nhiễm khác

Việc cắt móng tay của các bé cũng được chú trọng để đảm bảo vệ sinh, tránh tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về da khi chẳng may cào cấu vào các vết xước.

Kiểm tra nhiệt độ của trẻ

Kiểm tra nhiệt độ giúp bố mẹ có thể theo dõi liên tục nhiệt độ cơ thể cho con mình đặc biệt là khi trẻ đột nhiên bị sốt, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, đau tai, chán ăn, đau họng, sưng hạch... Bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh cúm mùa.

Có nhiều loại nhiệt kế, như nhiệt kế thủy ngân, điện tử, có loại kẹp nách, để dưới lưỡi, đo hậu môn hay đo trán, đo tai... bố mẹ nên tham khảo để chọn loại phù hợp và dễ dùng. 

Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ

Theo lời khuyên từ các bác sỹ, cha mẹ nên cho trẻ tiêm vaccine phòng cúm hàng năm. Đối tượng trẻ có nguy cơ dễ bị lây nhiễm cúm cần được tiêm phòng từ 6 tháng đến 8 tuổi. 

Lưu ý: Những trẻ chuẩn bị đi tiêm vaccine cúm mũi đầu tiên, phụ huynh nên cho trẻ ăn thử trứng gà và theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ, nếu trẻ không có bất cứ biểu hiện nào của tình trạng dị ứng phụ huynh có thể cho trẻ tiêm ngừa vaccine cúm.

Trần Lưu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ