Chữa tiểu đường bằng cấy ghép insulin

Thiết bị này được tạo ra bởi các nhà khoa học Anh. Nó hoạt động như một tuyến tụy nhân tạo, bằng cách giải phóng insulin vào máu.

Thiết bị được cấy vào bụng, nơi có thể sản sinh ra một lượng chính xác insulin cho cơ thể nên việc tiêm insulin không còn cần thiết nữa. Bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả, các thiết bị này sẽ làm giảm các vấn đề sức khỏe liên quan.


Thiết bị cấy ghép insulin. Ảnh: newsrt.

Chi phí để điều trị bệnh tiểu đường với phương pháp cũ rất tốn kém, và phần lớn là cho điều trị biến chứng. Nhưng với thiết bị này chi phí điều trị rẻ hơn nhiều, lại dễ sử dụng và ít gây ra đau đớn cho bệnh nhân tiểu đường.

Hiện tại, các nhà khoa học bắt tay vào thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm trên người sẽ bắt đầu vào năm 2016 và các nhà nghiên cứu hy vọng ca phẫu thuật cấy ghép đầu tiên sẽ diễn ra sớm nhất.

Thiết bị gồm một đầu chứa insulin, được lưu giữ trong ngăn bởi hàng rào làm bằng chất gel. Khi lượng đường trong thân thể tăng lên, các chất gel hoá lỏng và giải phóng insulin vào cơ thể. Hoạt động này được mô phỏng theo hành vi bình thường của tuyến tuỵ.

Insulin tiết ra làm giảm hàm lượng glucose. Lúc này chất gel phản ứng lại bằng cách hóa cứng một lần nữa và bảo quản túi chứa insulin như ban đầu.Điều này giúp cho bệnh nhân tiểu đường không phải tiêm insulin bốn lần mỗi ngày. Tuyến tụy nhân tạo này có hiệu quả hơn đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất