Giữ thận khỏe mạnh bằng thói quen đơn giản

Bí quyết giữ thận khỏe mạnh bắt đầu từ thói quen hàng ngày

Podcast: Hỏng thận ở độ tuổi 30

6 nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận

Những dấu hiệu mờ nhạt cảnh báo suy thận giai đoạn đầu

Podcast: Người bệnh suy thận nên ăn rau luộc chín kỹ?

Cơ thể có 2 quả thận luôn làm việc lặng thầm để đảm bảo chức năng lọc chất thải, cân bằng điện giải và ổn định huyết áp. Thận còn tiết ra hormone erythropoietin giúp kích thích sản sinh hồng cầu, đồng thời duy trì nồng độ calci và phospho tối ưu cho xương chắc khỏe.

Theo chuyên gia về bệnh thận Sharlene Greenwood, Giảng viên Đại học King’s College London (Vương quốc Anh), khi thận hoạt động kém, chất độc có thể tích tụ trong cơ thể, gây ra mệt mỏi, phù nề, tăng huyết áp, thậm chí suy thận.

Tuy nhiên, để bảo vệ cơ quan thiết yếu này, bạn không cần tìm đến các biện pháp quá phức tạp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn cho bệnh nhân mắc bệnh thận, chuyên gia Greenwood gợi ý những thói quen lành mạnh giúp giữ thận hoạt động khỏe mạnh lâu dài:

Uống đủ nước

Thận cần được cung cấp đủ nước để lọc độc tố. Lượng nước lý tưởng là 1,5 – 2l mỗi ngày, tùy theo cơ thể và mức độ vận động. Người đã được chẩn đoán bệnh thận nên bổ sung nước theo tư vấn của bác sĩ, tránh uống quá nhiều có thể gây áp lực lên thận.

Ăn uống đủ chất

Chế độ ăn uống tốt cho thận nên có nhiều trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein ít chất béo. Bạn nên cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều muối và nước ngọt nếu muốn thận khỏe mạnh.

Hạn chế ăn mặn

Thói quen dùng muối chấm, thích món ăn thêm phần đậm đà âm thầm tạo gánh nặng cho thận

Thói quen dùng muối chấm, thích món ăn thêm phần đậm đà âm thầm tạo gánh nặng cho thận

Chế độ ăn quá nhiều muối natri gây gánh nặng cho thận, về lâu dài dẫn tới tăng huyết áp – bệnh lý gián tiếp làm tổn thương các mạch máu ở thận. Muốn phòng ngừa suy thận, tốt nhất bạn nên sớm tập ăn nhạt, chấm nhẹ tay, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối.

Kiểm soát huyết áp và đường huyết

Tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận. Một khi đã được chẩn đoán mắc 2 bệnh lý này, bạn cần tuân thủ điều trị, kết hợp ăn uống, tập luyện đều đặn để kiểm soát chỉ số huyết áp và đường huyết.

Tập thể dục thường xuyên

Thói quen vận động ở cường độ trung bình (đến khi cảm giác hụt hơi) như đi bộ, bơi lội không chỉ giúp duy trì cân nặng lý tưởng mà còn giúp cải thiện lưu thông máu. Bạn cũng nên kết hợp các bài tập duy trì cơ bắp.

Tránh xa rượu bia, thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nhiều hóa chất có hại làm giảm lưu lượng máu đến thận, tăng nguy cơ suy thận. Lạm dụng rượu bia lại gây mất nước, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận. Cai thuốc lá, kiêng đồ uống có cồn giúp bảo vệ thận lâu dài.

Khám bệnh định kỳ

Xét nghiệm chức năng thận định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề với chức năng thận, đặc biệt là ở người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường. Lời khuyên này giúp bạn hạn chế các biến chứng nặng nề do bệnh lý tại thận.

 
Quỳnh Trang (Theo Portugal News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu