- Chuyên đề:
- Suy thận
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Suy thận là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng, phát hiện càng sớm thì kiểm soát càng hiệu quả
Ngăn ngừa biến chứng suy tim do suy thận
Nguyên nhân gây thiếu máu trong suy thận mạn
Những xét nghiệm nào phản ánh chức năng thận?
Suy thận kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm
Suy thận độ 1 có biểu hiện gì không?
Suy thận độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh thận mạn tính, khi thận vẫn hoạt động tốt nhưng đã có tổn thương cấu trúc hoặc chức năng thận. Mức lọc cầu thận (GFR) nằm ở mức 90 ml/phút/1,73m² trở lên, chưa suy giảm nhiều.
Xét nghiệm protein niệu phát hiện lượng nhỏ protein trong nước tiểu, nước tiểu có hồng cầu vi thể tuy không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện bất thường về cấu trúc thận (ví dụ: sẹo thận, nang thận) qua siêu âm hoặc chụp CT.
Do thận vẫn đảm bảo chức năng lọc máu nên triệu chứng suy thận độ 1 không quá rõ rệt. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận thấy sức khỏe có sự thay đổi với biểu hiện:
- Mệt mỏi do tích tụ chất thải trong máu, nhưng mức độ rất nhẹ.
- Tình trạng phù xuất hiện thoáng qua, đặc biệt ở mắt cá chân, bàn chân, quanh mắt.
- Tăng tần suất đi tiểu vào ban đêm, nước tiểu có bọt (do protein niệu).
- Tăng huyết áp phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Suy thận độ 1 nếu không được kiểm soát tốt sẽ chuyển sang độ 2 và các giai đoạn nặng hơn, chức năng thận suy giảm ngày càng nghiêm trọng. Khi đó, người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng tăng huyết áp khó kiểm soát, mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Làm sao để kiểm soát suy thận giai đoạn đầu?
Nguyên nhân gây suy thận phổ biến là các bệnh lý nền như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường làm tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, dẫn đến xơ hóa thận. Ngoài ra, suy thận còn xảy ra do nhiễm trùng thận hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống. Người lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid hoặc các chất độc hại với thận cũng dễ gặp tình trạng chức năng thận cao hơn.
Ở giai đoạn 1, người bệnh suy thận có nhiều lựa chọn can thiệp từ sớm để duy trì hoạt động của thận. Trước hết, cần kiểm soát tốt các nguyên nhân nói trên, xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý theo khuyến cáo: Giảm muối; Tăng cường ăn rau củ quả; Hạn chế đạm động vật và chất béo bão hòa; Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể. Người bệnh suy thận nên duy trì vận động ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày một tuần với các hoạt động vừa sức như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ. Người bị béo phì, thừa cân nên trao đổi với bác sĩ để có cách kiểm soát cân nặng phù hợp. Cai thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia cũng có lợi cho chức năng thận.
Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành để bổ trợ, tăng cường chức năng thận, kiểm soát suy thận hiệu quả. Thảo dược dành dành có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh hiệu quả với bệnh về thận. Điển hình là nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, chống xơ hóa, tăng tưới máu đến thận.
Ngoài dành dành, sản phẩm còn có sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác như: Hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… đều được nghiên cứu chứng minh giúp giảm ure, creatinine, tăng hemoglobin huyết, bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ lượng tử tiên tiến giúp chiết xuất tối đa hàm lượng hoạt chất, an toàn cho người sử dụng.
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người dùng sản phẩm chứa dành dành hài lòng và rất hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng suy thận.
Quỳnh Trang
Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024.38461530 - 028.62647169
Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn