Công việc bận rộn, ngồi điều hòa nhiều dễ khiến cơ thể dễ thiếu nước
Podcast: Hỏng xương khớp vì dùng điện thoại sai cách
Sàng lọc phôi có ảnh hưởng đến chất lượng phôi không?
ĐT Việt Nam - ĐT Lào: Phải có một chiến thắng thuyết phục
Run tay chân sau đột quỵ có nguy hiểm không?
Trong nhịp sống gấp gáp hiện nay, chuyện ngồi làm việc liên tục hàng giờ mà không uống nước là điều thường thấy. Lý do có thể đến từ công việc dồn dập, thói quen ngại đứng dậy, hoặc đơn giản là không cảm thấy khát.
Thực tế, dù không vận động nhiều, cơ thể vẫn liên tục mất nước qua hơi thở và làn da. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái thiếu nước, gây mệt mỏi, uể oải và giảm hiệu quả làm việc.
Tình trạng này không chỉ xảy ra trong văn phòng. Người lao động ngoài trời, người vận động nhiều hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ cao cũng dễ rơi vào tình trạng tương tự nếu không uống nước đầy đủ.
Dấu hiệu nhận biết bạn không uống đủ nước
Thiếu nước là tình trạng cơ thể không có đủ lượng nước để duy trì các hoạt động sống bình thường. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ phản ứng bằng nhiều dấu hiệu, nhưng không phải ai cũng để ý hoặc nhận ra nguyên nhân thực sự.
Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất là nước tiểu sẫm màu và số lần đi tiểu ít hơn bình thường. Ngoài ra, khi cơ thể thiếu nước có thể gặp các triệu chứng như:
- Miệng khô, môi nứt nẻ
- Mệt mỏi kéo dài dù không làm việc nặng
- Đau đầu, chóng mặt nhẹ
- Khó tập trung
- Dễ bị chuột rút khi vận động nhẹ
Mất nước ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Mất nước ảnh hưởng tiêu cực đến chức nănq thận
Theo bác sĩ Shiwaanee Gupta, chuyên gia nội khoa tại hệ thống chăm sóc sức khỏe HCL Healthcare (Ấn Độ), mất nước, đặc biệt xảy ra trong trong môi trường làm việc là mối nguy âm thầm với sức khỏe thận.
Khi cơ thể không đủ nước, lượng máu đến thận giảm. Điều này khiến quá trình lọc kém hiệu quả, nước tiểu trở nên cô đặc, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn huyết áp... Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể phải đối mặt với tổn thương thận cấp (Acute Kidney Injury - AKI) và về lâu dài có nguy cơ tiến triển thành bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease - CKD).
Cách bổ sung nước hiệu quả trong khi làm việc
Bác sĩ Tanmay Pandya, Giám đốc khoa Thận, Bệnh viện Sarvodaya (Ấn Độ) cho biết: “Chỉ cần duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày, bạn đã giảm được đáng kể nguy cơ tổn thương thận.” Thông thường, chúng ta thường được khuyên cần uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày, tương đương với khoảng 1.5-2 lít. Tuy nhiên, nhu cầu nước cụ thể còn tùy thuộc vào độ tuổi và cơ địa.
Theo bác sĩ Pandya, việc phòng ngừa tình trạng thiếu nước trong lúc làm việc hoàn toàn có thể thực hiện được bằng những cách đơn giản, quan trọng là phải duy trì thói quen đều đặn. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn bổ sung nước hiệu quả trong ngày:
- Đặt chai nước trong tầm mắt: Luôn để một chai nước trên bàn làm việc hoặc mang theo bên người để dễ nhớ và tiện uống bất cứ lúc nào.
- Uống nước định kỳ trong ngày: Đừng chờ đến khi cảm thấy khát mới uống. Hãy chia nhỏ lượng nước cần uống, uống từng ngụm một cách đều đặn, mỗi 1-2 tiếng nên nhắc bản thân uống một lần.
- Tăng cường thực phẩm giàu nước: Trái cây như cam, bưởi, dưa hấu, hoặc rau như dưa chuột, rau xà lách cũng cung cấp thêm nước cho cơ thể một cách tự nhiên.
- Bù nước sau vận động hoặc ra mồ hôi nhiều: Dù làm việc trong văn phòng hay ngoài trời, nếu bạn vận động nhiều hoặc đổ mồ hôi, hãy nhớ bổ sung thêm nước để bù lại phần đã mất.
- Hạn chế cà phê, nước ngọt: Các loại đồ uống như trà đặc, cà phê, nước ngọt có ga hoặc nước trái cây đóng hộp có thể gây lợi tiểu, khiến cơ thể càng mất nước nhiều hơn.
Bình luận của bạn