Có nên phẫu thuật cắt dạ dày để giảm cân?

Chỉ nên phẫu thuật cắt dạ dày khi các phương pháp giảm cân không hiệu quả

Những mẹo đơn giản giúp phụ nữ mãn kinh giảm cân hiệu quả

Bí quyết giảm cân lành mạnh từ các loại rau củ chính vụ mùa Thu

Muốn giảm cân, tăng cơ: Ăn ngay 11 thực phẩm giàu protein này!

5 sai lầm khiến bạn không thể giảm cân

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời: 

Chào bạn!

Phẫu thuật cắt dạ dày mà bạn đang đang đề cập đến trong câu hỏi là phẫu thuật cắt vạt dạ dày. Đây là một phẫu thuật nội soi giúp cắt bỏ một phần lớn dạ dày, chỉ để lại một phần nhỏ để tiêu hóa thức ăn. Trong phẫu thuật cắt vạt dạ dày, các bác sỹ phẫu thuật sẽ loại bỏ khoảng 3/4 dạ dày và tạo ra một dạ dày hình ống. Dạ dày mới sẽ nhỏ hơn đáng kể so với dạ dạy cũ, điều này có thể hạn chế lượng thức ăn trong dạ dày và khiến bạn có giảm giác no nhanh hơn. 

Sự thay đổi kích thước dạ dày này cũng dẫn đến việc giảm ghrelin (hay còn được gọi là hormone tạo cảm giác đói) được sản xuất chủ yếu bởi dạ dày. Giảm ghrelin khiến bạn không cảm thấy đói. 

Phẫu thuật cắt vạt dạ dày ngày là cách giảm cân được nhiều người áp dụng hiện nay. Không giống như phẫu thuật nối tắt dạ dày kiểu Roux-Y (gastric bypass), người phẫu thuật cắt vạt dạ dày ít có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hơn. Những người đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật cắt vạt dạ dày là: Bệnh nhân từ 18 - 75 tuổi, béo phì (có chỉ số khối cơ thể - BMI, từ 40 trở lên) và gặp khó khăn trong việc giảm cân. Mặc dù kết quả khác nhau ở từng người, nhưng hầu hết bệnh nhân có thể giảm 60% trọng lượng dư thừa của họ trong 2 năm đầu sau phẫu thuật. 

Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, phẫu thuật cắt vạt dạ dày cũng có một số rủi ro như: Chảy máu, nhiễm trùng, cục máu đông và phản ứng bất lợi với thuốc gây mê. Mặc dù hiếm, nhưng một số bệnh nhân sau phẫu thuật có thể bị rò rỉ dạ dày. Các biến chứng lâu dài sau khi thực hiện phẫu thuật cắt vạt dạ dày là: Trào ngược acid, hạ đường huyết, suy dinh dưỡng, tắc nghẽn dạ dày và loét dạ dày. Một số nhà nghiên cứu cũng tin rằng sụt giảm ghrelin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ vì ghrelin không chỉ kích thích sự thèm ăn mà nó còn hỗ trợ việc lưu trữ chất béo và đóng vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu. 

Sau phẫu thuật, trong giai đoạn hồi phục, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo kế hoạch ăn uống cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không làm căng dạ dày mới. Người bệnh cần ăn các thực phẩm lỏng, sau đó chuyển dần sang thực phẩm xay nhuyễn, tiếp đến là thực phẩm mềm. Khoảng 3 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân mới chuyển sang ăn các thực phẩm rắn. Sau phẫu thuật cắt vạt dạ dày, bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ và giàu dinh dưỡng. Mất nước là một rủi ro sau phẫu thuật, vì vậy bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. 

Phẫu thuật cắt vạt dạ dày có thể giúp giảm cân nhanh, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, tôi khuyên bạn nên thay đổi lối sống để giảm cân trước khi có ý định phẫu thuật. Bạn nên tập thể dục thường xuyên và trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống giảm cân. Nếu bạn đã thử mọi biện pháp nhưng không thể giảm cân thì phẫu thuật có thể giúp bạn cải thiện cân nặng. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Dailyjournalonline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị