Không lơ là, chủ quan trong trạng thái "bình thường mới"

Cần thực hiện Thông điệp 5K để thích ứng an toàn với dịch COVID-19 - Ảnh: Báo Hà Nội Mới

Thủ tướng: 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn phòng chống dịch COVID-19

Bình Dương tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 14-15 tuổi, Cần Thơ cách ly F0 tại nhà

Đồng Nai gỡ bỏ các chốt kiểm soát phòng, chống dịch

Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine COVID-19 của Ấn Độ

Tình hình dịch COVID-19 trên toàn quốc cơ bản được kiểm soát, số ca mắc COVID-19 đã có lúc giảm sâu vào trung tuần tháng 10 (như ngày 12/10 cả nước ghi nhận 2.949 ca).

Tuy nhiên, 2 tuần trở lại đây, số ca mắc mới trong cộng đồng tăng liên tiếp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, duy trì ở con số hơn 7.000 ca mắc/ngày. Ngày 11/11 đánh dấu cột mốc 1 triệu ca mắc COVID-19 được ghi nhận ở nước ta trong cả 4 đợt dịch. 

Số ca mắc trong ngày có chiều hướng tăng trở lại

Số ca mắc trong ngày có chiều hướng tăng trở lại

Một số địa phương từng là “vùng xanh” cũng ghi nhận nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng. Tình trạng này diễn ra ở cả những khu vực có tỷ lệ bao phủ vaccine cao như Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM, Đồng Nai, Lâm Đồng, Hậu Giang…

Có dấu hiệu lơ là trong phòng, chống dịch

Ngày 9/11, Hà Nội ghi nhận số ca dương tính với SARS-CoV-2 cao kỷ lục với 222 ca, trong đó có 105 ca tại cộng đồng. Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát, một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch.

Theo TTXVN, tại hội nghị giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng nhận định: “Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch do tâm lý chủ quan của người dân”.

Ông nhấn mạnh, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 do số lượng người đến, về thành phố gia tăng; Tâm lý chủ quan của người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine…

 

Theo Vietnamnet, những ngày qua, tỉnh Hậu Giang ghi nhận nhiều ổ dịch mới, trong đó có trường hợp dương tính là người về từ địa phương khác, đã tiêm đủ liều vaccine. UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, những trường hợp này, sau khi về địa phương chưa chấp hành đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn đã lây bệnh cho người thân và người xung quanh, làm lây lan dịch trong cộng đồng.

Bài toán kiểm soát dịch tại khu công nghiệp

Từ 11/11, TP. Cần Thơ khẩn trương điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tương đương cấp độ dịch 3 (tức nguy cơ cao).

Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh chỉ ra 4 nguyên nhân chính khiến số ca F0 ghi nhận tại Cần Thơ tăng rất nhanh: Việc giám sát cách ly tại nhà người ở vùng dịch còn lỏng lẻo; Các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch và cơ quan quản lý thiếu kiểm tra, giám sát; Quy trình xử lý khi có F0 ở doanh nghiệp chưa đúng; Việc quản lý sức khỏe người dân ở cộng đồng chưa tốt.

Tại TP.HCM, số F0 có xu hướng tăng trở lại, các huyện ngoại thành như Cần Giờ và Nhà Bè đã tăng cấp độ dịch. Trước đó, Cần Giờ vốn là huyện “vùng xanh” kiểm soát tốt dịch COVID-19, sớm thí điểm cho học sinh tại 2 điểm trường đi học trở lại.

Giải thích nguyên nhân cho tình trạng này, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết, huyện Nhà Bè có 2 khu công nghiệp gồm Hiệp Phước và Long Hậu.

Hiện nhiều công nhân là ở các khu công nghiệp này sau khi vào làm việc có kết quả xét nghiệm dương tính. Do khu công nghiệp chưa có các khu cách ly tập trung riêng, các trường hợp trên sau khi được phát hiện đã trở về địa phương cách ly, khiến tỷ lệ F0 tăng cao.

Không chủ quan khi đã tiêm 2 mũi vaccine

Người đã tiêm vaccine vẫn cần thực hiện thông điệp 5K để bảo vệ gia đình và cộng đồng - Ảnh: HCDC

Người đã tiêm vaccine vẫn cần thực hiện thông điệp 5K để bảo vệ gia đình và cộng đồng - Ảnh: HCDC

Chiều 10/11, tại Kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, để giữ vững thành quả phòng, chống dịch, bên cạnh vaccine vẫn cần tiếp tục thực hiện nghiêm giải pháp 5K đối với cá nhân, tập thể.

Vaccine + 5K không chỉ giúp bảo vệ người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, mà còn góp phần bảo vệ người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi, người nằm liệt giường và mắc nhiều bệnh nền.

Theo TTXVN, Sở Y tế TP.HCM trước đó đã cảnh báo nhóm người đang đi làm, thanh niên, người trẻ…, cần hết sức cẩn thận khi tham gia các hoạt động ngoài xã hội để tránh mang mầm bệnh lây nhiễm cho người thân. Bên cạnh đó, người dân cần tuyệt đối tuân thủ 5K và các nguyên tắc phòng dịch, ngay cả trong trạng thái “bình thường mới”.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn