Bệnh dại đã lưu hành tại Việt Nam trong nhiều năm
Chó dại cắn 7 người, một thai phụ tử vong
Bị chó cắn: Có phải tiêm phòng dại không?
Video: Để không bao giờ bị chó cắn - Cực dễ!
Cứu sống bé 3 tuổi bị thương nặng do chó cắn
Bệnh dại đã lưu hành tại Việt Nam trong nhiều năm, số tử vong do dại ghi nhận tăng cao trong giai đoạn 1990 - 2000 với hàng trăm trường hợp mỗi năm. Cùng với con số tử vong đó, hàng năm có trung bình khoảng 400.000 người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng bằng vaccine dại, phí tổn tiền vắc xin ước tính hơn 300 tỷ đồng mỗi năm, ngoài ra còn gây tổn thất đến sức khỏe, tinh thần của người dân. Khu vực miền núi phía Bắc được coi là khu vực trọng điểm của bệnh dại với hơn 80% số ca tử vong do dại tập trung tại đây.
Khu vực Bắc Trung bộ và miền Trung không phải là một trong những khu vực trọng điểm của bệnh dại ở Việt Nam, tuy nhiên tỉnh Nghệ An là một trong những tỉnh xảy ra tử vong dại liên tiếp trong những năm gần đây, có số trường hợp mắc và tử vong do dại cao trên cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ. Từ đầu năm 2016 đến nay Nghệ An hiện cũng đang có số ca tử vong cao nhất trên cả nước.
Với mục tiêu loại trừ bệnh dại vào năm 2020, trong thời gian tới, Việt Nam nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về bệnh dại và cách phòng chống bệnh dại; Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát bệnh dại ở người và chất lượng các điểm tiêm vaccine phòng dại. Đặc biệt, cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh như truyền thông và giáo dục, tiêm phòng bệnh dại cho chó, giảm thiểu người tiếp xúc với động vật mắc bệnh dại, tăng cường giám sát, thực hành chính sách pháp luật phòng bệnh.
Người nhiễm virus dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%, mặc dù vậy bệnh dại hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vaccine đúng và đầy đủ. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh dại trên người, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người bị động vật cắn cần được tiêm vaccine điều trị dự phòng bệnh dại.
Bình luận của bạn