Đái tháo đường: Tiêm insulin sau ăn có được không?

Người bệnh đái tháo đường cần nhớ tiêm insulin đúng giờ để đảm bảo an toàn

Đường huyết 110mg/dL có bị đái tháo đường không?

Đái tháo đường bị đau dây thần kinh liên sườn phải làm sao?

Mới mắc đái tháo đường nhưng lo thuốc Tây có tác dụng phụ, phải làm sao?

Đường huyết 7mmol/L dùng TPBVSK Hộ Tạng Đường được không?

Chuyên gia nội tiết từ Beatdiabetesapp (Ấn Độ) trả lời:

Chào bạn!

Việc quên tiêm insulin có thể xảy ra vì nhiều lý do. Tuy nhiên, điều này có thể gây nhiều rủi ro cho cơ thể. Do đó, bạn nên đảm bảo lịch trình tiêm insulin đúng như yêu cầu của bác sĩ (trong trường hợp của bạn là tiêm insulin trước bữa ăn) để đảm bảo thuốc không gây ra tác động phụ tới lượng đường huyết.

Theo đó, việc bỏ qua liều tiêm insulin trước bữa ăn có thể làm tăng đường huyết, làm tăng nồng độ ceton trong cơ thể và có thể dẫn tới biến chứng nhiễm toan ceton đái tháo đường. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

- Cảm thấy khát nước hơn.

- Buồn nôn/nôn mửa.

- Nhịp tim nhanh.

- Cảm thấy buồn ngủ, uể oải, đờ đẫn hơn.

Đường huyết tăng cao sau ăn có thể khiến bạn thấy mệt mỏi hơn

Đường huyết tăng cao sau ăn có thể khiến bạn thấy mệt mỏi hơn

- Đi tiểu thường xuyên hơn.

- Nhìn mờ.

- Da khô.

- Thấy chán ăn.

Ngay khi bạn bắt đầu ăn, lượng đường huyết đã có thể bắt đầu tăng lên. Do đó, các bác sĩ thường yêu cầu người bệnh tiêm insulin trước bữa ăn từ 15 - 30 phút để insulin có thời gian bắt đầu hoạt động trong cơ thể, giúp cơ bắp sử dụng glucose trong thực phẩm một cách hiệu quả hơn. Việc tiêm insulin trước bữa ăn cũng sẽ giúp thuốc hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao đột biến sau khi ăn.

 

Nếu bạn đã lỡ quên tiêm insulin trước bữa ăn và phát hiện sớm, bạn có thể tiêm ngay sau ăn. Nhưng nếu thời gian quên tiêm insulin quá dài, bạn cần kiểm tra đường huyết và thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. Tùy theo mức độ thay đổi đường huyết và loại thuốc tiêm insulin mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiêm bù 1 liều insulin mới, hoặc bỏ qua liều đã quên và tiếp tục duy trì kế hoạch điều trị bình thường.

Theo đó, có một giới hạn thời gian nhất định mà bạn có thể tiêm insulin sau ăn hay không. Nguyên nhân là bởi khi tiêm insulin sau ăn, thuốc sẽ đi vào cơ thể và chỉ bắt đầu hoạt động sau đó. Do đó, nếu nhớ ra và tiêm ngay sau ăn, thuốc vẫn có thể hữu ích trong việc ổn định đường huyết.

Nếu thời điểm tiêm insulin sau ăn cách bữa ăn quá lâu, có khả năng bạn sẽ gặp phải tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm. Nguyên nhân là bởi khi đường huyết sau ăn tăng cao, thận đã bắt đầu hoạt động, lọc máu để giảm đường huyết xuống. Lúc đó, nếu bạn mới tiêm insulin, thuốc có thể khiến lượng đường huyết giảm xuống mạnh hơn nữa, dẫn tới hạ đường huyết tới mức nguy hiểm.

Do đó, tốt hơn hết bạn nên tuân thủ thời gian tiêm insulin đã được bác sĩ chỉ định, tùy thuộc vào loại thuốc tiêm insulin bạn đang sử dụng.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Vi Bùi (Theo Beatdiabetesapp)

 

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Sản phẩm đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị