Đường huyết dưới 7mmol/L có giúp giảm nguy cơ biến chứng?

Người bệnh đái tháo đường cần làm gì để phòng ngừa biến chứng?

Đái tháo đường bị đau dây thần kinh liên sườn phải làm sao?

Mới mắc đái tháo đường nhưng lo thuốc Tây có tác dụng phụ, phải làm sao?

Đường huyết 7mmol/L dùng TPBVSK Hộ Tạng Đường được không?

Chỉ số đường huyết 14mmol/L có nặng không?

ThS.BS. Nguyễn Huy Cường, Nguyên Phó Trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương trả lời:

Chào bạn!

Trên thực tế, việc đưa được đường huyết xuống dưới 7mmol/L mới chỉ là một nửa vấn đề. Bạn cần hiểu rằng đường huyết của một người bình thường, không mắc bệnh đái tháo đường là dưới 5,5mmol/L chứ không phải dưới 7mmol/L.

Với người bệnh đái tháo đường, để cân đối giữa nguy cơ bị hạ đường huyết với tình trạng đường huyết tăng cao quá mức, các chuyên gia mới gợi ý một mức đường huyết hơi cao hơn bình thường một chút là dưới 7mmol/L. Do đó, ngay cả khi bạn duy trì đường huyết được ở mức 6,8mmol/L, hay thậm chí là 6mmol/L thì chỉ số này vẫn cao hơn so với người bình thường.

 

Yếu tố thứ hai là đa số người bệnh đái tháo đường đều không đo đường huyết sau bữa ăn. Trên thực tế, người Việt Nam có xu hướng ăn rất nhiều tinh bột. Do đó, có thể đường huyết lúc đói rất thấp, nhưng sau khi ăn có thể tăng lên mức 12 - 15mmol/L. Đây cũng là một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ biến chứng đái tháo đường.

Do đó, người bệnh đái tháo đường cần phải xem xét cả các chỉ số đường huyết khi đói, đường huyết sau ăn, cũng như chỉ số HbA1c (chỉ số cho thấy mức đường huyết trung bình trong khoảng thời gian từ 2 - 3 tháng). Thông thường, chỉ số HbA1c ở người bình thường là dưới 5,7%. Với người bệnh đái tháo đường, chỉ số HbA1c tốt là ở mức dưới 7%, tốt nhất là dưới 6,5%.

Tuy nhiên, ngay cả khi kiểm soát đường huyết tốt, mức đường huyết của người bệnh đái tháo đường vẫn luôn cao hơn người bình thường. Do đó, người bệnh vẫn sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng.

Một vấn đề nữa là các yếu tố khác (không liên quan tới yếu tố đường huyết) mà người bệnh đái tháo đường thường gặp phải. Ví dụ như người bệnh đái tháo đường thường gặp phải các yếu tố như thừa cân, béo phì, tích mỡ ở vùng bụng, các bệnh mạn tính khác (như tăng huyết áp, mỡ máu)… Tất cả những yếu tố này cũng có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, bệnh tim mạch.

Do đó, đừng nghĩ rằng chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết là đã đủ để phòng ngừa biến chứng. Trên thực tế, điều này mới chỉ giúp giảm thiểu bớt nguy cơ biến chứng, chứ không thể chắc chắn bạn sẽ không gặp phải các biến chứng đái tháo đường. 

Để gia tăng hiệu quả phòng ngừa biến chứng, sử dụng một số thảo dược giúp phòng biến chứng như câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn cũng được đánh giá cao. Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại cũng là giải pháp hỗ trợ tăng cường kiểm soát bệnh đái tháo đường đáng để áp dụng.

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín giúp hỗ trợ hạ đường huyết, cải thiện cholesterol máu, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh ở người đái tháo đường.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị