- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Một số thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh đái tháo đường
Phụ nữ mắc đái tháo đường dễ bị rối loạn ăn uống
Bà bầu phải làm gì để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ?
Khoa học chứng minh 9 cách giúp giảm nhẹ bệnh đái tháo đường
Đừng bỏ qua 10 dấu hiệu thầm lặng cảnh báo đái tháo đường
Bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày và điều này đặc biệt đúng với người bệnh đái tháo đường. Bỏ bữa sáng có thể gây hạ đường huyết nguy hiểm. Tốt hơn hết, bạn nên ăn một quả trứng luộc cùng bánh mì, sữa chua Hy Lạp và một vài loại trái cây... Bạn không cần ăn quá nhiều vào buổi sáng nhưng chắc chắn phải ăn sáng để tránh nguy cơ đường huyết hạ quá thấp.
Ăn nhiều chất béo không lành mạnh
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn quá nhiều chất béo (chiếm hơn 30% lượng calo hàng ngày) có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đề kháng insulin. Tốt hơn hết, bạn nên hạn chế chất béo không lành mạnh trong các loại đồ ăn nhanh, thay vào đó ăn các chất béo lành mạnh trong quả bơ, dầu olive, các loại hạt…
Ăn nhiều chất béo không lành mạnh làm trầm trọng bệnh đái tháo đường
Ăn quá nhiều thịt
Ăn quá nhiều protein (đặc biệt protein từ thịt đỏ) có thể làm giảm sự nhạy cảm của insulin với cơ thể (được gọi là tình trạng đề kháng insulin), ảnh hưởng tiêu cực tới việc kiểm soát đường huyết. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.
Ăn quá nhiều carbohydrate
Ăn quá nhiều carbohydrate, ăn ít rau củ, protein… có thể khiến cho lượng đường huyết tăng cao. Các chuyên gia khuyên người bệnh đái tháo đường nên có chế độ ăn cân bằng, kết hợp nhiều loại thực phẩm để làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, giúp bạn no lâu và ổn định đường huyết sau ăn tốt hơn.
Ăn không đúng bữa
Đừng để bản thân quá bận rộn với công việc mà “quên” việc phải ăn đúng giờ. Thời gian chờ đợi giữa các bữa ăn càng lâu, bạn càng có nguy cơ cao bị hạ đường huyết, đặc trưng bởi tình trạng run rẩy, vã mồ hôi, nhầm lẫn, ngất xỉu, hôn mê, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Ăn không đúng bữa ảnh hưởng tới việc kiểm soát đường huyết
Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên ăn uống đúng giờ để tiện cho việc kiểm soát đường huyết. Bạn cũng nên mang theo một ít kẹo, nước trái cây hoặc sữa để tăng đường huyết tạm thời trong trường hợp đường huyết hạ xuống quá thấp.
Ăn bánh mì, bánh ngọt… trong bữa phụ
Như đã nói ở trên, ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate không tốt cho người bệnh đái tháo đường vì chúng làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin. Tốt hơn hết, bạn nên chọn các món ăn phụ lành mạnh chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, trái cây với bơ đậu phộng…
Không ăn trước khi tập thể dục
Theo dõi đường huyết trước khi tập thể dục là rất quan trọng với người bị đái tháo đường vì tập thể dục có thể làm hạ đường huyết. Không ăn gì trước khi tập thể dục làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết. Tốt nhất, bạn nên có một bữa ăn nhẹ trước khi tập thể thao để phòng ngừa đường huyết hạ xuống quá thấp trong khi luyện tập.
Người bệnh đái tháo đường cũng nên mang theo viên glucose hoặc các loại đồ uống thể thao để phòng ngừa hạ đường huyết đột ngột khi tập luyện.
Ăn quá nhiều
Kiểm soát cân nặng và duy trì ở mức ổn định có thể giúp tăng nhạy cảm với insulin, kiểm soát đái tháo đường tốt hơn. Ngược lại, ăn quá nhiều có thể dẫn tới tăng cân, làm trầm trọng thêm tình trạng đề kháng insulin ở những người bệnh đái tháo đường type 2. Ăn quá nhiều, đặc biệt ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate có thể khiến đường huyết tăng cao (hơn 180 mg/dL).
Bữa tối quá gần giờ đi ngủ
Ăn tối muộn có thể khiến lượng đường huyết của bạn tăng cao vào sáng hôm sau. Điều này có thể khá nguy hiểm, đặc biệt nếu lượng đường huyết khi đói vượt quá 80 - 130 mg/dL.
Vi Bùi H+ (Theo Rd)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.
Bình luận của bạn