Thử máu quá nhiều khiến bệnh nhân có nguy cơ dùng thuôc quá liều
Muốn ổn định đường huyết, hãy đứng lên đi lại!
Tự chế tinh dầu quế tại nhà để tận hưởng 7 “hương vị” của sức khỏe
Bệnh đái tháo đường type 2 có cần dùng insulin?
Điều trị đái tháo đường type 2 thất bại khi nào?
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Michigan, Mỹ đã nghiên cứu trên các bệnh nhân đái tháo đường type 2 và phát hiện, những người thường xuyên thử máu có nguy cơ cao bị điều trị quá liều, dẫn đến những tác dụng phụ không đáng có.
Những thiết bị nhỏ gọn cho phép bệnh nhân có thể tự thử máu ở nhà
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Rodney A Hayward - Đại học Michigan cho biết: "Những cải tiến trong chăm sóc bệnh đái tháo đường là một câu chuyện thành công của y học nhưng bệnh nhân tự thử máu cho mình không phải là điều có lợi".
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có hơn 60% bệnh nhân được xét nghiệm nhiều hơn so với khuyến cáo hiện nay là 1 - 2 lần mỗi năm. Ngoài ra, 54,5% bệnh nhân có 3 - 4 lần thử máu trong năm, 5,8% bệnh nhân có 5 hoặc nhiều hơn các xét nghiệm máu trong một năm.
Điều đáng nói là, khi bệnh nhân xét nghiệm máu nhiều hơn, ngoài những tổn thương mà bệnh nhân có thể gặp phải, nó còn khiến bệnh nhân có quá trình điều trị không hiệu quả và lãng phí. Các nhà nghiên cứu đang mong muốn bác sỹ điều trị và các bệnh nhân phải đánh giá lại giá trị của các lần xét nghiệm máu liên tục với sứ khỏe của người bệnh.
Bệnh nhân được điều trị quá liều sẽ có nguy cơ hạ đường huyết, các vấn đề tim mạch, thậm chí là tử vong. Kết quả của nghiên cứu được công bố trên Tạp chí BMJ.
Bình luận của bạn