- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Bạn cần hiểu rõ về tác dụng của việc tiêm insulin, cũng như nắm rõ các lưu ý khi tiêm insulin
Người bệnh đái tháo đường uống trà có lợi ích và rủi ro gì?
Bảo vệ đôi bàn chân khỏi biến chứng thần kinh ngoại biên đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường có ăn giá đỗ được không?
4 thảo dược quý giúp phòng và cải thiện hiệu quả biến chứng đái tháo đường
Insulin là gì?
Insulin là một loại hormone được sản sinh trong tuyến tụy, có nhiệm vụ giúp cơ thể hấp thụ glucose, điều hòa quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo.
Với người bệnh đái tháo đường, việc tiêm insulin sẽ được chỉ định khi cơ thể không thể tự sản sinh đủ hormone quan trọng này. Có 5 loại thuốc tiêm insulin chính, được phân loại dựa theo thời gian thuốc có hiệu quả, cách thuốc được giải phóng trong cơ thể… Dựa vào các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, khả năng kiểm soát đường huyết, lối sống, phản ứng của bạn với insulin… mà các bác sỹ sẽ có thể tìm được cho bạn loại thuốc tiêm insulin phù hợp.
Tiêm insulin như thế nào?
Người bệnh đái tháo đường thường được khuyên nên tiêm insulin tại vùng bụng
Thông thường, người bệnh sẽ được hướng dẫn tiêm insulin vào lớp mỡ dưới da. Bạn có thể phải dùng ống tiêm, bút tiêm hoặc bơm insulin tùy theo tần suất phải tiêm thuốc. Trong đó, bơm insulin là một thiết bị được sử dụng khi bạn cần phải truyền insulin dưới da liên tục.
Tiêm insulin có gây đau đớn, khó chịu nhiều?
Trên thực tế, tiêm insulin không gây quá nhiều đau đớn do kim tiêm đã được thiết kế rất nhỏ. Tuy nhiên, do vấn đề tâm lý, rất người bệnh đái tháo đường sợ tiêm insulin, gây nên tình trạng kháng insulin tâm lý. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể tỏ ra khá miễn cưỡng khi tiêm insulin, dẫn tới việc lượng đường máu hạ thấp nhưng lại gây tăng cân.
Tiêm insulin có gây tác dụng phụ gì không?
Nhìn chung, tiêm insulin ít khi gây ra tác dụng phụ. Trong một số trường hợp, bạn có thể thấy vị trí tiêm bị sưng, đỏ, ngứa ngáy hoặc hơi đau. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường tự biến mất sau vài ngày. Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, tiêm insulin có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Cách bảo quản thuốc tiêm insulin
Bạn nên chú ý thuốc tiêm insulin luôn luôn cần được bảo quản lạnh (2 - 8oC) nhưng không để bị đông đá. Trước khi tiêm insulin, bạn nên bỏ lọ thuốc ra khỏi tủ lạnh để chúng trở lại nhiệt độ phòng. Một khi đã sử dụng lọ thuốc, bạn có thể bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1 tháng.
Người bệnh đái tháo đường cũng nên lưu ý tới màu sắc, mùi và độ trong của thuốc insulin. Không sử dụng insulin khi thấy thuốc có thay đổi lạ hoặc đã hết hạn sử dụng.
Một số lưu ý khi phải tiêm insulin để điều trị đái tháo đường type 2
- Khi mới mắt đầu tiêm insulin, bạn nên trao đổi với bác sỹ để được hướng dẫn kỹ thuật tiêm đúng cách.
- Chú ý khi bảo quản, vệ sinh các dụng cụ tiêm để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Chú ý tới dấu hiệu hạ đường huyết khi bạn chưa quen với liều tiêm insulin mới.
- Chú ý cân bằng lượng carbohydrate trong chế độ ăn và mức độ hoạt động thể chất để xác định liều tiêm insulin phù hợp.
- Hãy cẩn thận vì uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex - Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn