Đàm đạo với Lão Tử: Đạo thường vô vi, không phải không làm!

Lão Tử: Tri bất tri, thượng hĩ; bất tri tri, bệnh dã!

Lão Tử: "Đạo khả đạo, phi thường Đạo"

Lão tử: Họa là chỗ tựa của Phúc, Phúc ẩn mình trong Họa

Tầm nhìn 2030 ngành TPCN: 90% người dân Hiểu đúng Làm đúng Dùng đúng TPCN

Trích: Đàm đạo với Lão Tử - NXB Hội Nhà văn

Lão Tử: Trong chương cuối Đạo kinh cuốn Lão Tử, tức chương thứ 37, ta đã coi khái niệm "Đạo" là vô vi, với một nền chính trị xã hội lý tưởng.

"Đạo thường vô vi, không phải không làm.

Nếu vương, hầu giữ được nó,

Thì vạn vật sẽ tự thay đổi.

Tự sinh, tự trưởng mà sinh lòng tham lam

Thì sẽ dùng đạo để vỗ về họ.

Dùng đạo mộc mạc để vỗ về sẽ không sinh lòng ham muốn

Thiên hạ sẽ bước vào chính đạo.

Thiên hạ sẽ được ổn định, thái bình."

Lưu Ngôn: Phải chăng vô vi là để đạt được mục đích không phải là không làm?

Empty

Lão Tử: "Đạo thường vô vi, không phải là không làm." Đó là một phẩm đức cơ bản của thường đạo  bất biến. Đơn giản hơn, "vô vi" là không cần can dự vào tiến trình biến hóa của sự vật, cứ để tự nhiên. Phần trước đã nói "đạo pháp tự nhiên", tức là để sự vật được tự do phát triển làm phép tắc, không can thiệp vào. Ở đây nói, "vô vi tức là không làm gì cả", ý muốn nói, chính vì "vô vi" nên có thể không làm gì cả, tức là không can thiệp, mặc tự nhiên. Làm vậy mới có thể đạt được kết quả lý tưởng. Sự việc được như người thống trị mong muốn, thiên hại thái bình. Thế chẳng phải là "không làm gì cả" sao?

Lưu Ngôn: Những lời của ngài giống như đang nói với phái cầm quyền, những người thống trị thời đó.

Lão Tử: Ngoài chương 37 hãy đọc tiếp nội dung chương 32.

"Đạo thường vô danh, mộc mạc.

Tuy nhỏ nhưng chưa khuất phục trước ai.

Nếu bậc vương, hầu giữ được nó,

Thì tự nhiên trăm họ sẽ quy phục.

Trời đất hòa hợp,

Như có nước cam lồ.

Dân không bị ép buộc mà tự yên vui.

Trị lý thiên hạ phải có chế độ,

Thiết lập danh phận,

Danh phận đã có

Nhưng phải dừng lại khi thích hợp.

Đạo với thiên hạ như biển cả.

Trăm sông đều đổ ra biển."

Lưu Ngôn: Điều chủ yếu mà chương này muốn nói là gì?

Lão Tử: Các bậc vương hầu, tức là giai cấp thống trị, nếu biết giữ "đạo" để trị lý đất nước thì dân chúng sẽ thần phục. Mọi người sẽ đoàn kết, vui vẻ; thiên hạ đương nhiên thái bình vô sự. Đó chính là nội dung chủ yếu của chương 32.

Lưu Ngôn: Ngài cho rằng, các vương hầu - những người chấp chính lý tưởng, nếu giữ được nguyên tắc của "Đạo" thì sẽ có một xã hội lý tưởng "Thiên hạ tự ổn định". Qua đây thấy rõ, Ngài tuy không phải là đại biểu của giai cấp chủ nô lúc đó, nhưng lời của ngài là những suy nghĩ từ góc độ xã hội nhân loại đã phát triển và tiến bộ, cũng không chỉ đại biểu cho ý nguyện, lợi ích của một giai tầng hoặc một giai cấp nào. Đó là những biểu hiện sâu sắc từ nội tâm một tinh thần trách nhiệm với lịch sử.

SUCKHOE+ Dam dao voi Lao Tu-04

Lưu Ngôn: "Vô vi" mà Ngài nói là làm việc phải theo quy luật "vô vi" của giới tự nhiên. Còn như "hữu vi" ngược lại với "Vô vi" thì có ý gì?

Lão Tử: Hữu vi là nói những người thống trị làm việc với ý chí chủ quan của mình, vi phạm những quy luật khách quan, hoặc giả coi thiên hạ là của riêng mình.

Lưu Ngôn: Theo quan niệm của vô vi thì hữu vi sẽ làm cho người thống trị thất bại.

Lão Tử: Xin mời xem nội dung của chương 29 trong cuốn Lão Tử.

"Muốn trị lý thiên hạ bằng ý chủ quan là không được.

Thiên hạ là thần thánh,

Không thể cưỡng chế, ép buộc.

Hễ làm thì hỏng.

Hễ giữ là mất.

Là thánh nhân vô vi thì không bại, không mất.

Không giữ thì không bại.

Người thiên hạ khác nhau,

Hoặc mạnh hoặc yếu,

Hoặc bình an hoặc nguy hiểm.

Nên là thánh nhân phải:

Vứt bỏ cực đoan, xa xỉ

Những điều thái quá."

Lưu Ngôn: Theo lời giải thích thì Ngài đã cảnh cáo những người thống trị theo hữu vi.

Empty

Lão Tử: "Hữu vi" chỉ mang lại thất bại. Nếu người thống trị hoặc cưỡng bức hoặc bằng bạo lực thống trị nhân dân thì chỉ chuộc lấy diệt vong. Trên thế gian, bất luận là người hay vật đều có thừa tính riêng. Tính khác biệt, đặc thù của người hay vật đều là những tồn tại khách quan. Không nên cưỡng chế người khác bằng ý chí chủ quan của mình hoặc những biện pháp ép buộc nào đó.

Lưu Ngôn: Hữu Vi luôn có tính nguy hiểm. Vì vậy, thánh nhân, những người thống trị lý tưởng, thực hành trị nước bằng vô vi, luôn tôn trọng tự nhiên, thuận theo những quy luật khách quan.

Lão Tử: Ta ra sức tuyên truyền tư tưởng chính trị "vô vi", mong người thống trị lấy đạo để trị quốc an dân; làm việc gì cũng đừng thái quá, không mong chờ viển vông, thành công cũng đừng quá mừng. Bằng không thì dễ dẫn tới thất bại.

 
PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa