Lão tử: Họa là chỗ tựa của Phúc, Phúc ẩn mình trong Họa

"Họa" và "Phúc" là mặt đối lập cuả mâu thuẫn. Trong một điều kiện nhất định, mặt đối lập mới cùng nhau chuyển hóa.

"Bát nước giải bằng vại thuốc", có thật vậy chăng?

Ngày hội non sông “bình thường mới”

Mỗi VĐV của đoàn TTVN phải là Đại sứ văn hóa tại SEA Games 31

Tổng quan về bệnh thoái hóa chất trắng ở não

Thiên lập thân

Lý Ngọc Bình, trẻ khỏe, sự nghiệp đang lúc phát đạt thì bỗng mắc luôn mấy thứ bệnh, tắc nghẽn mạch máu, người nổi cục, sốt cao và mấy bệnh khác nữa. Thầy thuốc bảo, nhiều lắm cũng sống được chừng ba năm. Còn cô ta thì tin rằng: nhất định ta sẽ khỏi! Nhất định ta sẽ sống! Từ đó hàng này cô dậy sớm từ 5 giờ sáng, ra ngoài chạy bộ về phía mặt trời mọc. Mỗi lần nhìn thấy mặt trời mọc, Lý Ngọc Bình thấy mình như có thêm sức mạnh, lóe lên một ý niệm thật tốt đẹp và kiên cường: Mặt trời kia cũng biết ta muốn sống! Với ý chí mạnh mẽ đó và những buổi tập luyện không biết mệt mỏi, cuối cùng điều kỳ diệu đã tới. Hai năm sau, sức khỏe của cô đã phục hồi.

Câu chuyện trên đã mách bảo chúng ta: chúng ta có thể biến đổi số phận mình; quan điểm có thể chuyển hóa thành sức mạnh to lớn, giải cứu chúng ta thoát khỏi những tình thế bi thảm.

Đời người quý ở chỗ biết mở rộng, có ảo tưởng, có hy vọng. Đó chính là sự thể hiện cách lập thân xử thế, sức sống mãnh liệt của một con người.

Người thường có quyết tâm khác thường là vĩ nhân.

Tiên sinh nói: Họa là chỗ tựa của Phúc, Phúc ẩn mình trong Họa. Mấu chốt của việc lập thân xử thế là ở chỗ bạn sẽ đối mặt với Phúc từ trời rơi xuống và với Họa đột nhiên ập tới như thế nào?

Tiên sinh nói: Uốn mình mà theo thì được bảo toàn, né tránh thì có thể co duỗi. Đó là tiền đề thành công của sự nghiệp.

Sinh mệnh từng người có lối đi riêng. Vận mệnh của kẻ phàm phu thì không thể thay đổi. Người mạnh mẽ thì có lời đáp: Mọi chuyện đều do mình, tâm chuyển thì mệnh chuyển.

Chính bàn tay mình tạo nên thành công hoặc thất bại.

photo-1-1595491849036487066434.1

Học giả Lưu Ngôn trò chuyện với Lão Tử về những tư tưởng, triết lý của ngài được người đời quan tâm

Họa là chỗ tựa của Phúc, Phúc ẩn mình trong họa

Lưu Ngôn: Thưa tiên sinh, tư tưởng biện chứng của ngài vô cùng quan trọng. Xã hội thời Xuân Thu Chiến Quốc có những thay đổi to lớn, đã làm nảy sinh trong mọi người tư tưởng triết học đó. Trong lịch sử triết học Trung Quốc, sau "Chu Dịch" đã có tư tưởng biện chứng và ngài là người đầu tiên biểu đạt chúng bằng những quy luật thông thường.

Lão Tử: Đó là một vinh dự lớn. Ta chỉ là người quy nạp lại một phần tư tưởng của các bậc tiền nhân và hãy còn nhiều khiếm khuyết.

Lưu Ngôn: Ở phần trước, chúng ta đã bàn với sự thể hiện của "Đức", về các mặt chính trị xã hội, nhân sinh. Bây giờ hãy xem biện chứng Pháp thể hiện trên các mặt đó như thế nào.

Lão Tử: Vậy xin mời xem nội dung chương 58 trong Lão tử:

"Chính trị khoan hậu trong sáng

Thì dân trung thành, thuần phác.

Chính lệnh hà khắc tối tăm

Thì dân giảo hoạt, gian trá.

Phúc ẩn mình trong Họa,

Họa là chỗ tựa của Phúc,

Biết đâu là Họa hay Phúc?

Đường thẳng bỗng biến thành đường cong,

Lương thiện rồi trở thành tà ác.

Từ lâu rồi:

Lòng người cứ mê hoặc!

Bởi vậy:

Bậc thánh chính trực, không ngang ngạnh,

Có góc có cạnh nhưng không thương tổn ai,

Thẳng thắn mà không phóng túng,

Sáng ngời mà không chói lòa."

Lưu Ngôn: "Họa là chỗ tựa của Phúc, Phúc ẩn mình trong họa", xưa nay đã trở thành mệnh đề triết học hết sức nổi tiếng và thường được trích dẫn để minh họa tư tưởng biện chứng của ngài.

Lão Tử: "Họa" và "Phúc" là mặt đối lập của mâu thuẫn. Trong một điều kiện nhất định, mặt đối lập mới cùng nhau chuyển hóa. Họa có thể chuyển thành Phúc, Phúc cũng có thể chuyển thành họa. Phải trong một điều kiện nhất định thì mới được như vậy. Nỗ lực chủ quan hay không nỗ lực đều là điều kiện.

Lưu Ngôn: Có học giả đã nhìn nhận quan điểm của ngài với cách khác. Chủ quan tự thân một người nỗ lực hay không sẽ có họa hay phúc, nhưng với ngài, gần như không cần có sự nỗ lực đó, Họa có thể tự động chuyển thành Phúc; tuy có nỗ lực chủ quan, Phúc cũng tất nhiên chuyển thành Họa. Điều đó thực không hợp với sự thực. Đối với cách nhìn khác, lũ vãn bối chưa dám tùy tiện bàn bạc mà chỉ cảm thấy, phép biện chứng của ngài mang tính quy luật của mâu thuẫn đối lập, thống nhất, vật tương phản có thể tương thành. Đồng thời, vật tương phản có thể chuyển hóa lẫn nhau. Đó là phép biện chứng quan sát sự vật, nhận thức sự vật. Đó là cống hiến lớn nhất của ngài cho triết học.

Cuốn "Đàm đạo với Lão Tử" do NXB Văn học phát hành

Riêng ta mơ hồ, riêng ta buồn bã

Lão Tử: Các mặt chính trị, xã hội, nhân sinh đều mang tính biện chứng. Những lời phán đoán về giá trị quý tiện, thiện ác, đúng sai, xấu tốt, họa phúc trong thế gian đều hình thành một cách tương đối và tùy vào hoàn cảnh khác nhau mà thay đổi.

Lưu Ngôn: Ngài có thể nói rõ hơn bằng một ví dụ cụ thể nào chăng?

Lão Tử: Đương nhiên là được. Ở chương 20 Lão Tử, ta nói:

"Dạ với ơi sai biệt nhiều ít?

Tốt đẹp, xấu xa khác nhau bao nhiêu?

Cái làm cho mọi người sợ,

Thì không thể không sợ.

Xưa nay vẫn thế,

Có bao giờ dứt.

Người đời vui mừng phấn chấn,

Như đi dự tiệc

Như ngày xuân lên đài ngắm cảnh.

Riêng ta vẫn yên lặng,

Như không thấy gì.

Như trẻ sơ sinh,

Chưa hề biết cười.

Mệt mỏi lang thang,

Như du khách chưa biết về đâu.

Người đời có thừa thãi,

Riêng ta thì chưa đủ.

Ta chỉ là trái tim của kẻ ngu đần.

Người đời đã tường tận,

Riêng ta còn mơ hồ.

Người đời nghiêm khắc, cứng rắn.

Riêng ta khoan hậu, chất phác.

Hốt hoảng như đứng trước những ngọn sóng dữ.

Hốt hoảng như lúc phiêu bạt không biết về đâu.

Người đời đều có chỗ dùng,

Riêng ta ngu muội, thô lậu.

Ta chỉ có một điểm khác người,

Chính là đã có "Đạo"

Lưu Ngôn: Trong bài, ngài dùng đại từ nhân xưng "Ta" là để chỉ bản thân ngài?

Lão Tử: "Ta" ở đây là chỉ bản thân ta. Nhưng không phải chỉ có thế mà còn muốn nói với "người đời" những người có trách nhiệm, có triển vọng khác, những người trong thượng tầng xã hội.

 

Lưu Ngôn: "Người đời" và "Ta" có sự khác biệt lớn. Vãn bối xin được nói thử những suy nghĩ của mình. "Người đời" xét việc đúng sai, thiện ác, xấu đẹp không theo tiêu chuẩn nghiêm khắc nhất định nào, thậm chí còn ngang ngược, tự ý làm bừa. "Ta" là "trái tim người ngu" không hay không biết bất cứ điều gì. "Người đời" thì phóng túng, ưa thanh sắc lợi lộc. Còn "Ta" lại cam chịu cảnh đạm bạc đơn giản, chỉ mong sao tinh thần được thăng hoa.

Lão Tử: Phân tích như vậy có nhiều phần đúng. Xã hội lúc đó là hỗn loạn, tăm tối. Mọi người có những đánh giá khác nhau, nghi kỵ lẫn nhau. Trong tình trạng đó, có lẽ ta không nên xen vào.

Lưu Ngôn: Lời văn của ngài chứa đựng không ít phẫn nộ với thế tục cùng những triết lý sâu sắc. Ngài khác người đời khi đánh giá cuộc sống. Họ thì sung sướng cười cợt, lo toan tranh giành lợi lộc, còn ngài thì cam chịu cảnh thanh bần đạm bạc. Nhưng ngài cũng lộ ra cho mọi người hay là mình khác người, bởi vì "Chính ta là người đắc Đạo."

 

Lão Tử được hậu thế suy tôn là người sáng lập Đạo giáo đồng thời là tác giả cuốn sách “Đạo đức kinh” – một cuốn sách triết học kinh điển có ảnh hưởng lớn tới triết học phương Đông thời bấy giờ. "Đàm đạo với Lão Tử” tập hợp những câu đối đáp giữa học giả Lưu Ngôn và Lão Tử xung quanh các tư tưởng, triết lý của ông được người đời quan tâm. Thông qua những câu chuyện đối đáp giữa Lão Tử và Lưu Ngôn, thấy được rõ quan điểm về Đạo của Lão Tử, ông đưa ra vấn đề về lối sống của con người, từ cách đối nhân xử thế của người quân tử đến cách tự rèn giũa bản thân. Dẫu tất cả xuất phát từ việc hoà đồng với Đạo - một bản thể siêu nhiệm thì những bài học nhân sinh mà Lão Tử đề cập đến vẫn rất gần gũi và hữu ích cho mỗi cá nhân trong công cuộc hoàn thiện bản thân.

PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa