Tọa đàm "Xuất bản số trong phát triển văn hóa đọc" sắp chính thức diễn ra.
Văn hóa đọc có thật sự “xuống cấp”?
Bảo tàng Di sản văn hóa Mường: Thêm một điểm đến văn hoá hấp dẫn
Văn hóa đọc: Không thể chỉ trông vào ngày hội sách
Alpha Books ra mắt 3 cuốn sách kinh điển
Văn hóa đọc vốn là một thuật ngữ bao hàm việc đọc sách gắn với những chuẩn mực văn hóa. Văn hóa đọc gắn liền với việc học tập, giải trí có mục đích lành mạnh và tích cực. Hành vi đọc sách trước hết vì mục đích phát triển cá nhân song khi trở thành phổ biến thì còn vì sự phát triển của toàn xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, sự phát triển của khoa học công nghệ, internet, mạng xã hội đã và đang ảnh hưởng nhiều đến hoạt động và sinh hoạt của con người, trong đó có sự thay đổi trong nhận thức, hành động và thói quen tìm hiểu, khám phá thế giới thông qua đọc sách. Một trong những giải pháp phát triển văn hóa đọc, nhất là trong giới trẻ hiện nay là phải tạo môi trường đọc hứng thú, từ đó khơi dậy tinh thần hiếu học, hình thành thói quen xem sách là người bạn thân thiết không thể thiếu của mỗi người.
Theo ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), chuyển đổi số là xu thế chung của tất cả các lĩnh vực, trong đó có xuất bản. Đây là một yêu cầu cấp thiết, là "mệnh lệnh" cho sự phát triển của hoạt động xuất bản. Khi bắt đầu xuất hiện các tác phẩm điện tử, nhiều người lo lắng về việc sẽ kết thúc kỷ nguyên của sách in. Thực tế tại các nước trên thế giới cho thấy, dù số lượng phát hành tác phẩm điện tử tăng lên nhưng số lượng sách in không giảm đi. Đây là sự phát triển trong tương tác, chứ không phải thay thế.
Xuất phát từ nhu cầu đó, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Alpha Books đã phối hợp tổ chức Tọa đàm "Xuất bản số trong phát triển văn hóa đọc".
Khi tham gia sự kiện, độc giả sẽ được nghe các diễn giả đàm luận về cuộc cách mạng chuyển đổi số, và ảnh hưởng của nó đến toàn ngành Xuất bản, từ khâu sản xuất, biên tập thiết kế, cho tới khâu tổ chức lưu thông, phân phối qua các nền tảng trực tuyến.
- Phát triển trên môi trường số là xu thế? Sự cấp thiết của chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản?
- Thực trạng về xuất bản số ở Việt Nam hiện nay? Những cơ hội, thách thức? Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chuyển đổi số ngành xuất bản là như thế nào?
- Những yếu tố để khai thác hiệu quả “mảnh đất màu mỡ” trong lĩnh vực xuất bản điện tử?
- Làm sao để chuyển đổi số thành công? Các đơn vị xuất bản, phát hành cần giải pháp nào để khắc phục khó khăn, thực hiện chuyển đổi số?
Tất cả sẽ được các chuyên gia, các khách mời giải đáp trong Toạ đàm “Xuất bản số trong phát triển Văn hoá đọc” diễn ra lúc 9h00 – 11h00, thứ Ba, ngày 19/04/2022 trên nền tảng Zoom online và fanpage Alpha Books.
Link đăng ký: https://alphabooks.vn/xuat-ban-so-van-hoa-doc
Toạ đàm "Xuất bản số trong phát triển văn hóa đọc" có sự tham gia của các diễn giả:
- Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông)
- Bà Nguyễn Minh Huệ - Giám đốc Nhà Xuất Bản Công Thương
- Ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch Alpha Books
- Ông Đinh Quang Hoàng - Giám đốc điều hành nền tảng xuất bản điện tử Wakaa
Và được dẫn dắt bởi: Ông Nguyễn Anh Tú - Giám đốc NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
Link tham gia chương trình: https://us02web.zoom.us/j/85785399649?pwd=NUZEeGJJaGVhZGFyQnNVNzhIOFhZdz09
Meeting ID: 857 8539 9649
Passcode: 175203
Bình luận của bạn