Đặt stent điều trị thiếu máu cơ tim có thể gặp phải biến chứng gì?

Dù hiếm gặp nhưng biến chứng hình thành huyết khối, tái tắc hẹp là nguy hiểm nhất sau đặt stent

Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bác sỹ tư vấn: Điều trị hẹp, hở van tim có phương pháp nào hiệu quả?

Chụp mạch vành có ý nghĩa thế nào trong chẩn đoán bệnh mạch vành?

Người bị hẹp, hở van tim nên kiêng gì để tránh phải thay van tim?

PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh, Nguyên Chủ nhiệm khoa Nội cán bộ A1, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trả lời:

Chào bạn!

Để nói về biến chứng sau đặt stent, trước hết bạn nên biết trên thị trường có 2 loại stent, một loại bọc thuốc và một loại không bọc thuốc. Cách đây khoảng 20 năm thì chúng ta vẫn dùng loại stent không bọc thuốc, còn hiện nay gần như không dùng nữa.

Vì không bọc thuốc nên loại stent này chỉ đơn giản là một ống lưới thép được đặt vào động mạch vành. Loại stent không bọc thuốc rất dễ gây biến chứng tắc lại (thường sau 6 tháng nguy cơ tắc lại đã là 25%). Do đó, các nhà khoa học mới phải nghiên cứu và cho ra đời stent bọc thuốc.

Có 2 loại stent là stent trần và stent bọc thuốc

Có 2 loại stent là stent trần và stent bọc thuốc

Loại stent bọc thuốc lại có 2 thế hệ. Thế hệ stent bọc thuốc thứ nhất được phủ một lớp nhựa polyethylene, sau đó được tẩm thêm một lớp thuốc. Loại stent này có thể ngăn ngừa quá trình tiến triển gây tái hẹp. Tuy nhiên, do lớp polyethylene vẫn còn khá dày, vẫn có nhiều biến chứng sau đặt stent có thể xảy ra.

Khi kỹ thuật phát triển hơn, các nhà khoa học mới đưa ra được loại stent bọc thuốc thế hệ 2. Theo đó, loại stent mới này được chế tạo từ loại thép đặc biệt, cũng như có lớp phủ polyethylene mỏng hơn và cuối cùng được bọc một loại thuốc chống dính, chống phì đại. Khi được đặt vào động mạch, lớp bọc của stent sẽ tiêu dần đi sau khoảng 4 - 5 năm, khiến chỗ đặt stent trở lại gần như cũ.

 

Loại stent bọc thuốc thế hệ 2 rất hiện đại, nhưng ở nước ta vẫn còn ít, chủ yếu là stent bọc thuốc thế hệ thứ nhất. Dù vậy, loại stent bọc thuốc thế hệ đầu cũng dùng được khá lâu.

Nói đến biến chứng sau đặt stent, bạn phải hiểu sau khi đưa một vật vào trong động mạch vành, vật này sẽ bị coi là dị vật và đương nhiên chúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu trong lòng động mạch vành. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành.

Có 3 biến chứng có thể xảy ra sau khi đặt stent để điều trị thiếu máu cơ tim:

- Biến chứng thứ nhất là nguy cơ hình thành cục huyết khối: Khi đưa vào trong mạch một lưới thép, sẽ có nguy cơ máu đông lại và hình thành huyết khối (cục máu đông). Cục máu đông này sau đó có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.

- Biến chứng thứ hai là có thể gây chảy máu ở vị trí luồn kim khi thực hiện phẫu thuật.

- Thứ ba là sau khi đặt stent, người bệnh có thể phải dùng một số loại thuốc chống kết tập tiểu cầu để hạn chế quá trình tái hẹp, ngăn hình thành huyết khối. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này là có nguy cơ gây chảy máu khó kiểm soát.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang Platinum - Hỗ trợ giảm đau thắt ngực, tăng lưu thông máu đến tim cho người thiếu máu cơ tim

Với thành phần chính là chiết xuất thông Dahurian, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Tâm Khang Platinum có tác dụng:

- Hỗ trợ hoạt huyết, giảm cholesterol máu và tăng lưu thông máu đến tim.

- Hỗ trợ cải thiện biểu hiện và giảm nguy cơ đau thắt ngực, nặng ngực do thiếu máu tim.

ich-tam-khang-platinum

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị