Những ai không được đặt stent để điều trị bệnh mạch vành?

Phương pháp đặt stent sẽ không phù hợp với những người bị hẹp đa mạch

Bác sỹ tư vấn: Điều trị hẹp, hở van tim có phương pháp nào hiệu quả?

Chụp mạch vành có ý nghĩa thế nào trong chẩn đoán bệnh mạch vành?

Người bị hẹp, hở van tim nên kiêng gì để tránh phải thay van tim?

Đặt stent rồi có khỏi hẳn bệnh mạch vành không?

PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh, Nguyên Chủ nhiệm khoa Nội cán bộ A1, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trả lời:

Chào bạn!

Đúng là có một số trường hợp không nên đặt stent để điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Theo đó, những người bị hẹp đa mạch, hoặc trên một mạch lại có nhiều đoạn hẹp ngắn một không nên thực hiện phương pháp này.

Bạn có thể hình dung động mạch vành như một cái cây, có từ nhánh to tới nhánh nhỏ. Do đó, trên cùng một mạch mà có nhiều đoạn hẹp thì đặt stent ở trên, đoạn dưới lại hẹp. Như vậy, với những trường hợp chụp mạch vành thấy nhiều đoạn hẹp, các bác sỹ sẽ không đưa ra chỉ định đặt stent. Thay vào đó, các bác sỹ sẽ phải lựa chọn các phương pháp khác, hoặc tìm chỗ đặt stent phù hợp hơn.

Trường hợp hẹp nhiều đoạn mạch thường sẽ không được chỉ định đặt stent

Trường hợp hẹp nhiều đoạn mạch thường sẽ không được chỉ định đặt stent

Tất nhiên vẫn có những trường hợp các bác sỹ có thể xem xét đặt cả đoạn trên, đoạn dưới, tùy thuộc vào mức độ hẹp và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, thông thường nếu hẹp nhiều đoạn mạch quá thì không nên tiến hành đặt stent.

Một lưu ý nữa là vị trí đoạn mạch cần đặt stent. Ví dụ trong động mạch trái có động mạch thân chung - nơi chia thành 2 nhánh là liên thất trước và động mạch mũ. Nếu đặt stent tại vị trí này, bác sỹ phẫu thuật sẽ cần thao tác nhanh gọn, tránh gây thiếu máu toàn bộ động mạch vành trái sẽ có thể dẫn tới suy tim, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

 

Trong một số trường hợp như người bệnh có bệnh nền ung thư, sức khỏe yếu (như người đã quá lớn tuổi) thì không nên đặt stent mà nên điều trị nội khoa để cầm cự. Theo đó, những người đã quá già yếu, ung thư giai đoạn cuối… thì kiểm soát tình trạng hiện tại đã khó rồi, có đặt stent thêm cũng chỉ như “lửa đổ thêm dầu”, có thể ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe chung. Không phải ngẫu nhiên mà các tài liệu y khoa thường hay khuyến cao người 75 tuổi trở nên muốn đặt stent thì nên cân nhắc.

Tại sao lại lấy mốc tuổi 75? Nguyên nhân là bởi đến độ tuổi này, tình trạng xơ vữa thường đã xảy ra tại đa mạch, hẹp nhiều đoạn động mạch. Do đó, những người cao tuổi thường không có chỉ định đặt stent.

Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, chúng tôi cũng đã gặp những trường hợp trên 80 tuổi nhưng vẫn chỉ bị hẹp mạch vành một đoạn, cộng thêm sức khỏe của người bệnh vẫn khá tốt. Những trường hợp như vậy vẫn có thể đặt stent bình thường. Ngược lại, người dưới 75 tuổi mà đã có nhiều bệnh nền nặng thì cũng nên cân nhắc có nên đặt stent hay không.

Nói cách khác, lựa chọn đặt stent là linh hoạt, tùy theo từng người bệnh cụ thể mà bác sỹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp, tốt nhất với người bệnh.

Bạn có nói sức khỏe mình yếu, nhưng không rõ mức độ thế nào? Tùy vào thể trạng cụ thể của bạn mà các bác sỹ mới có thể quyết định có chỉ định đặt stent cho bạn hay không. Do đó, tôi khuyên bạn nên đi khám để được bác sỹ đánh giá trực tiếp mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của bạn và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang Platinum - Hỗ trợ giảm đau thắt ngực, tăng lưu thông máu đến tim cho người thiếu máu cơ tim

Với thành phần chính là chiết xuất thông Dahurian, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Tâm Khang Platinum có tác dụng:

- Hỗ trợ hoạt huyết, giảm cholesterol máu và tăng lưu thông máu đến tim.

- Hỗ trợ cải thiện biểu hiện và giảm nguy cơ đau thắt ngực, nặng ngực do thiếu máu tim.

ich-tam-khang-platinum

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị