Táo bón ở trẻ em: Những điều mẹ buộc phải biết

Táo bón là bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở trẻ em

Phân biệt táo bón cơ năng và táo bón thực thể ở trẻ em

Táo bón mạn tính: Mối liên hệ với bệnh tim mạch

Bị táo bón mạn tính cần làm gì?

Hệ tiêu hóa, đường ruột gặp vấn đề gì khi trẻ biếng ăn, lười ăn?

Táo bón là một vấn đề tiêu hóa phổ biến ở trẻ em. Khoảng 25% trường hợp táo bón khởi phát ngay trong năm đầu đời. Táo bón mạn tính thường gặp ở trẻ từ 2 đến 4 tuổi, trong giai đoạn tập ngồi bô. Nếu không được điều trị kịp thời, táo bón có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng hơn như rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đại tràng...

Sự thay đổi tần suất đi tiêu là dấu hiệu đầu tiên của táo bón. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh điều này dường như không đúng. Tần suất đi tiêu giảm thường xảy ra ở trẻ từ 2 - 6 tuần tuổi, đặc biệt với những trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ. Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển mạnh mẽ, do đó trẻ hoàn toàn có thể tiêu hóa và hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Kết quả là, số lần đi tiêu của trẻ giảm hẳn. Như vậy, nếu trẻ vẫn tăng cân đều, không quấy khóc, không căng thẳng thì có thể nhận định trẻ không bị táo bón.

 Cha mẹ cần phân biệt rõ táo bón với các bệnh đường tiêu hóa khác

Khi thấy trẻ bị khó khăn khi đi đại tiện, mẹ thường nghĩ ngay với táo bón. Thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Tình trạng trẻ căng thẳng hay khó chịu rất phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 4 - 6 tuần tuổi. Khi đó trẻ đang bắt đầu nhận thức được cơ thể của mình và học cách điều khiển các cơ để đưa phân ra khỏi cơ thể. Triệu chứng này sẽ giảm khi trẻ học được cách đi tiêu. Tuy nhiên, nếu trẻ căng thẳng kèm quấy khóc thì cần chú ý.

Táo bón là sự dồn ứ của phân và khó khăn khi đi tiêu. Trẻ sơ sinh thường không bị táo bón, trừ khi chúng có tất cả các dấu hiệu sau đây:

•        Không đi tiêu trong 3 ngày (với trẻ bú bình) hoặc 1 tuần (đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn).

•        Phân cứng, khô.

•        Trẻ căng thẳng, quấy khóc khi đi tiêu.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít khi bị táo bón do trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn.

Đối với trẻ bú bình, phân thường mềm, màu xám xanh đến vàng, nâu tùy thuộc vào loại sữa công thức trẻ uống. Sữa công thức dễ làm trẻ bị táo bón hơn vì sữa công thức không dễ tiêu hóa hoặc không phù hợp với cơ thể của trẻ.

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn giúp hạn chế táo bón ở trẻ

Táo bón nặng gây ra những cơn đau bụng co thắt do phân không được đưa ra ngoài, tích tụ thành những đoạn lớn gây căng cứng bụng và cảm giác muốn đi vệ sinh. 

Khi thấy những dấu hiệu sau, mẹ cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời:

- Trẻ bị táo bón kèm đau bụng dữ dội, đau liên tục kể cả khi không đi ngoài, quấy khóc nhiều, dỗ không nín…

- Trẻ dưới 1 tháng tuổi đi ngoài ít, 2-3 ngày/lần thì phải đi khám để loại trừ tổn thương đường ruột bẩm sinh.

- Trẻ bị táo bón kéo dài trên 2 tuần, mặc dù đã điều trị tích cực tại nhà.

- Trẻ đi ngoài ra máu hoặc đau, quấy khóc mỗi lần đi ngoài.

-  Trẻ bị táo bón tái phát nhiều đợt.

Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc thụt tháo cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sỹ. Bởi lẽ, việc thụt tháo nhiều lần có thể khiến trẻ mất thói quen tự đi ngoài, dẫn đến phụ thuộc vào thuốc. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. 

Anh Tuấn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ