Đau mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Do đâu và điều trị thế nào?

Đau mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xảy ra do virus, vi khuẩn

Cẩn trọng đau mắt đỏ bùng phát khi giao mùa

Bảo vệ con ngươi khỏi đau mắt đỏ

5 lý do thường gặp nhất khiến bạn bị đau mắt

Bảo vệ mắt khi đi bơi thế nào để không phá hoại "cửa sổ tâm hồn"?

Đau mắt ở trẻ sơ sinh 

Nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh có thể do trẻ tiếp xúc với vi khuẩn trong quá trình sinh - đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh được điều trị bằng thuốc mỡ mắt kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt khi mới sinh. Nhiễm trùng này phải được điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. 

Đau mắt ở trẻ nhỏ

Đau mắt đỏ và gỉ mắt có màu vàng có thể khiến trẻ khó chịu, nhưng hiếm khi nguy hiểm. Một số loại virus, vi khuẩn có thể gây đau mắt. Nếu bác sỹ nhi cho rằng đau mắt là do vi khuẩn, thuốc nhỏ mắt kháng sinh sẽ được kê đơn. Viêm kết mạc do virus không cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. 

Đau mắt rất dễ lây lan. Bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với nước mắt, gỉ mắt của trẻ để tránh lây nhiễm. Cẩn thận rửa tay trước và sau khi chạm vào vùng xunh quanh mắt bị nhiễm bệnh.

Trẻ bị đau mắt do viêm mô tế bào hốc mắt có thể khiến mắt bị sưng, đau

Nguyên nhân gây đau mắt ở trẻ nhỏ

Viêm kết mạc

Nếu bé hay bị chảy nước mắt, gỉ mắt có màu trắng, bên trong mắt có màu đỏ hoặc hồng, có thể bé bị viêm kết mạc. Chảy nước mắt và có gỉ mắt là cách mà cơ thể đang cố gắng tự chữa lành. Có 2 loại viêm kết mạc là viêm kết mạc do virus và viêm kết mạc do vi khuẩn.

Viêm kết mạc do vi khuẩn: Triệu chứng chính là mí mắt bị dính lại cùng với mủ sau khi trẻ ngủ dậy. Viêm nhiễm có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt. Một vài loại virus cũng có thể gây mủ trong mắt, nhưng hầu hết là không. 

Viêm kết mạc do virus: Triệu chứng chính là lòng trắng của mắt có màu hồng, chảy nước mắt và thường không có mủ. Thông thường cả 2 mắt sẽ cùng bị viêm.

Chảy nước mắt, gỉ mắt

Một lượng nhỏ chất nhầy khô dính ở góc mắt, không giống như mủ, đôi khi chất nhầy có màu kem. Thường do một chất kích thích dính vào mắt từ tay bẩn. Triệu chứng này không cần điều trị, ngoài việc lau xunh quanh mắt bằng nước ấm. 

Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ xảy ra ở 10% trẻ sơ sinh. Triệu chứng chính là mắt chảy nước liên tục. Nước mắt chảy đầy mắt và chảy xuống mặt. Điều này xảy ra ngay cả khi trẻ không khóc. Mắt không đỏ và mí mắt không bị sưng. Mắt luôn ướt có thể bị nhiễm trùng thứ phát, khiến mí mắt trở nên mờ và có mủ. 

Dị vật dính vào mắt

Các hạt nhỏ như cát, bụi bẩn hoặc mùn cưa có thể bị dính vào mắt. Chúng thường bị mắc kẹt dưới mí mắt. Nếu không được loại bỏ, mắt sẽ phản ứng bằng cách tạo mủ. Những trẻ lớn có thể kêu ca cảm giác có gì đó trong mắt. 

Viêm mô tế bào hốc mắt

Đây là một nhiễm trùng sâu của mí mắt và các mô xung quanh mắt. Triệu chứng chính là mí mắt đỏ, sưng, thường chỉ xảy ra ở một bên mắt. Điều này có thể là một biến chứng của viêm kết mạc do vi khuẩn. Nhiễm trùng mắt lan vào trong. Thông thường điều này là do viêm xoang, không có mủ trong mắt. 

Các triệu chứng đau mắt do vi khuẩn 

- Gỉ mắt có màu vàng, xanh hoặc có mủ trong mắt;
- Mủ khô trên mí mắt và lông mi;
- Lông mi có nhiều khả năng bị dính chặt sau khi ngủ dậy;
- Mí mắt thường sưng húp;
- Lòng trắng của mắt có thể chuyển sang màu hồng hoặc đỏ.


Trẻ bị đau mắt khi nào nên đi khám?

Nếu mắt của con bạn có màu đỏ, sưng, có mủ, bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Nhiễm trùng mắt thường kéo dài từ 7 - 10 ngày. Bác sỹ sẽ chẩn đoán và kê đơn thuốc cần thiết. Bạn đừng bao giờ nhỏ thuốc mắt cũ hoặc thuốc của người khác vào mắt của trẻ, bởi điều này có thể gây tác hại nghiêm trọng.

Vân Anh H+ (Theo healthychildren, childrenscolorado)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt