- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Khô mắt nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến mù lòa
Tầm nhìn trung tâm bị mờ mắc bệnh gì?
Dấu hiệu nào nhận biết thoái hóa điểm vàng?
Thoái hóa điểm vàng theo tuổi nên dùng TPCN gì?
Có thể bổ sung thực phẩm chứa carotenoid để mắt luôn sáng khỏe?
Nguyên nhân gây khô mắt
Khô mắt là tình trạng tổn thương của lớp phim nước mắt do sự giảm tiết nước mắt hoặc tăng sự bốc hơi gây tổn hại bề mặt nhãn cầu và tạo ra một số dấu hiệu khó chịu.
Khoảng 95% nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ chính nằm ở phần ngoài của mi trên, 5% còn lại được tiết ra bởi tuyến phụ nằm dưới giác mạc. Phim nước mắt có tác dụng làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, cung cấp dinh dưỡng và dưỡng khí cho tế bào biểu mô đồng thời có vai trò miễn dịch giúp ức chế sự phát triển của vi trùng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây khô mắt như tuổi tác, môi trường bị ô nhiễm (khói thuốc lá, máy lạnh, gió...), giảm chớp mắt do mắt bị tổn thương, sử dụng máy tính nhiều, các nguyên nhân do bệnh lý khác như: Viêm toàn thân (bệnh thấp khớp, bệnh Lupus...), đái tháo đường, bướu giáp, thay đổi tình trạng nội tiết tố trong cơ thể (uống thuốc ngừa thai, có thai, mãn kinh...), dùng thuốc chữa bệnh của các bệnh khác.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô mắt
Dấu hiệu khi bệnh khô mắt thường gặp là khó chịu, cảm giác khô, rát bỏng, người bệnh như thấy có dị vật, hạt sạn trong mắt, nhìn khi mờ khi tỏ, ngứa, sợ ánh sáng, đỏ mắt, tăng tiết nhầy, chảy nước mắt. Những triệu chứng này đôi khi rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm kết mạc (đỏ, đổ ghèn) hay viêm giác mạc (đỏ, sợ ánh sáng) nhưng 2 bệnh này cấp tính, lây lan nhanh, nhức nhối và cũng nhanh hết hơn khô mắt.
Chẩn đoán khô mắt như thế nào?
Chẩn đoán khô mắt phải dựa vào khám mắt một cách toàn diện, cùng với các kiểm tra xác định số lượng và chất lượng của màng phim nước mắt bao gồm:
- Khai thác bệnh sử của bệnh nhân về các triệu chứng khó chịu, các bệnh mắc kèm, quá trình sử dụng thuốc trước đây đặc biệt là các thuốc nhỏ mắt, và các yếu tố môi trường sống và làm việc.
- Khám bên ngoài nhãn cầu: Các bất thường khi mi mắt hoạt động (có lật mi ra ngoài, có hở mi khi nhắm mắt...) và tần số chớp mắt.
- Đánh giá tổn thương của mi mắt và kết giác mạc: Phải sử dụng sinh hiển vi với đèn khe và độ phóng đại lớn 10 hoặc 16 lần.
- Đánh giá sự bất thường về số lượng và chất lượng nước mắt: Cần được làm các bài kiểm tra bởi các bác sỹ chuyên khoa mắt để xác định có khô mắt hay không và đưa ra lời khuyên cũng như phương pháp điều trị.
Phòng ngừa và khắc phục bệnh khô mắt
Sử dụng thuốc nhỏ mắt có độ nhờn cao: Loại có độ nhờn cao sẽ giúp bảo vệ bề mặt nhãn cầu, bổ sung và duy trì độ ẩm cho mắt, hạn chế các thành phần của nước mắt bốc hơi hiệu quả hơn. Ngoài ra, các bác sỹ khuyên dùng loại không có chứa chất bảo quản.
Giảm tập trung cho mắt, chớp mắt thường xuyên: Mắt luôn cần được nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc. Bạn nên chớp mắt chậm, thường xuyên và nhiều lần giúp nước mắt được trải đều và làm ẩm bề mặt giác mạc.
Đeo kính bảo vệ mắt: Bạn nên đeo kính ôm bảo vệ mắt, tránh để mắt tập trung cao. Với kính tiếp xúc, nên chọn và sử dụng kính đúng cách. Khi bơi lội, nên sử dụng kính bơi để hạn chế mắt tiếp xúc với hóa chất có trong nước hồ bơi.
Ngoài việc bảo vệ bên ngoài, mắt cũng cần được nuôi dưỡng từ bên trong để tự điều chỉnh và thích ứng. Gần đây, nhiều bằng chứng khoa học dần làm sáng tỏ, bổ sung nguồn vi chất dinh dưỡng từ Alpha lipoic acid, Hoàng đằng, Quercetin, Kẽm… đã tạo ra bài toán hữu hiệu giúp tạo thành một hàng rào vững chắc che chắn mắt, ngăn ngừa tình trạng khô mắt tiến triển, đồng thời đẩy lùi được nguy cơ khô mắt gây ra các biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như viêm nhiễm giác mạc.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn