Hiện nay trên các diễn đàn, nhiều bậc phụ huynh "mất ăn mất ngủ" vì con em mình mới học lớp 1, lớp 2 đã quan tâm đến vấn đề giới tính: thích xem tranh ảnh có phụ nữ mặc quần áo hở hang, cùng bạn bè bàn tán về hình ảnh ấy, trẻ trai quan tâm đến đồ lót của người nhà…
Sự phát triển của xã hội khiến trẻ trưởng thành trước tuổi
Chị N.T. có con trai 7 tuổi than phiền với bác sỹ tâm lý: “Hôm trước cháu gái tôi đang là sinh viên đến nhà chơi, thằng bé cứ nhìn chằm chằm vào ngực của đứa cháu gái, tôi chỉ muốn độn thổ. Ông bà nội và cha mẹ dạy bảo, kèm cặp từ nhỏ chứ đâu phải con nhà không có giáo dục! Mà lúc nhỏ thằng bé rất ngoan, không hiểu sao mới tí tuổi đầu đã hư như vậy!”.
Anh N.M.L. ở quận 1 (TPHCM) lo lắng: “Sáng nay, khi đi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên 'Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Lạ quá!' Phải chăng cháu bị dậy thì sớm?”
Đa số những trường hợp vừa nêu phụ huynh rất tức giận và xấu hổ, khuyên bảo không được thì đánh mắng trẻ. Một số ít bình tĩnh hơn, giải thích với con rằng điều đó xấu lắm, con đừng tiếp tục. Tuy nhiên, cách này vẫn chưa có hiệu quả.
Trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị?
Theo Thạc sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà (BV Nhi Đồng 2 TPHCM): Hiện nay, công nghệ phát triển, thông tin bùng nổ, trẻ dễ dàng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, ăn nhiều thức ăn được nuôi trồng có chứa chất kích thích tăng trưởng bằng hormone,… nên khả năng dậy thì sớm càng tăng.
Trẻ ăn uống quá nhiều dưỡng chất nhưng lại lười vận động khiến tỷ lệ béo phì gia tăng, góp phần khiến trẻ dậy thì sớm. Ngoài ra, tác động của phim ảnh với những “pha” tình cảm, hoặc vô tình thấy người lớn làm “chuyện ấy” cũng kích thích các bé trưởng thành trước tuổi. Một điều đáng lo ngại là do nhận thức của người dân còn hạn chế nên phần đông mọi người không nghĩ rằng dậy thì sớm ở trẻ là một căn bệnh và không đưa đi khám.
Dậy thì sớm có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng việc điều trị gặp khó khăn do vấn đề tư vấn tâm lý cho trẻ chưa đầy đủ
Nếu muốn tầm soát dậy thì sớm cho con, cha mẹ có thể đưa bé đến khoa Nội tiết của các bệnh viện. Thông thường, BS sẽ chỉ định cho bé làm một số xét nghiệm sau: chụp X-quang tầm soát tuổi xương, siêu âm bụng tổng quát (chú ý tuyến thượng thận), siêu âm dopping màu tinh hoàn – bìu (đối với bé trai), xét nghiệm máu… Nếu nguyên nhân gây dậy thì sớm là do các khối u thì cần phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp không tìm thấy nguyên nhân thực thể, có thể điều trị cho trẻ bằng thuốc giảm hàm lượng hormone giới tính theo chỉ định của bác sỹ. Liệu pháp này giúp giảm tốc độ hoặc ngừng quá trình dậy thì. Ngoài ra, khi trẻ được kết luận là dậy thì sớm bệnh lý thì việc điều trị kết hợp giáo dục tâm lý lứa tuổi là điều cần thiết.
Thạc sỹ Kiều Thanh Hà cho biết: "Song song với việc phát triển cơ thể, trẻ cũng có cảm xúc giới tính sớm hơn. Nhiều bậc cha mẹ kêu trời khi thấy con ở lứa tuổi 7, 8 đã quan tâm đến bạn khác giới, yêu đương và để ý đến vóc dáng cơ thể quá nhiều". Đa số bố mẹ nghĩ rằng: chờ con lớn rồi con sẽ tự biết, hoặc khi nào bố mẹ cảm thấy phù hợp thì sẽ giải thích với con sau. Rất ít bố mẹ chủ động giáo dục giới tính cho con từ sớm. Thậm chí, khi thấy con mình vắt mũi chưa sạch mà đã tò mò về chuyện con trai, con gái, người lớn thường lảng tránh, trả lời qua loa, đôi khi còn đe nẹt rằng trẻ con không được hỏi bậy bạ.
Tuy nhiên, nếu trẻ không được trang bị kiến thức về giới tính một cách đúng đắn thì rất dễ xảy ra hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con nhận biết và gọi tên và hiểu chức năng của các bộ phận trên cơ thể ngay từ khi trẻ nhận biết tốt.Phụ huynh cần dạy trẻ phải biết tự bảo vệ mình, không cho người khác đụng chạm vào những chỗ riêng tư trên cơ thể, cũng như không được nghịch ngợm của bạn khác. Khuyên con nên lịch sự, không sờ vào bộ phận sinh dục của mình ở nơi công cộng…
Khi biết con dậy thì sớm, cha mẹ không nên quá lo lắng sẽ khiến cho trẻ càng thêm rối loạn về tâm lý. Cha mẹ nên khuyến khích con mình tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và định hướng cho con về tình bạn. Với những bé gái sớm để ý đến bạn trai, phụ huynh nên trò chuyện sớm và thường xuyên hơn với con về sức khỏe giới tính.
Sự phát triển của xã hội khiến trẻ trưởng thành trước tuổi
Chị N.T. có con trai 7 tuổi than phiền với bác sỹ tâm lý: “Hôm trước cháu gái tôi đang là sinh viên đến nhà chơi, thằng bé cứ nhìn chằm chằm vào ngực của đứa cháu gái, tôi chỉ muốn độn thổ. Ông bà nội và cha mẹ dạy bảo, kèm cặp từ nhỏ chứ đâu phải con nhà không có giáo dục! Mà lúc nhỏ thằng bé rất ngoan, không hiểu sao mới tí tuổi đầu đã hư như vậy!”.
Anh N.M.L. ở quận 1 (TPHCM) lo lắng: “Sáng nay, khi đi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên 'Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Lạ quá!' Phải chăng cháu bị dậy thì sớm?”
Đa số những trường hợp vừa nêu phụ huynh rất tức giận và xấu hổ, khuyên bảo không được thì đánh mắng trẻ. Một số ít bình tĩnh hơn, giải thích với con rằng điều đó xấu lắm, con đừng tiếp tục. Tuy nhiên, cách này vẫn chưa có hiệu quả.
Trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị?
Theo Thạc sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà (BV Nhi Đồng 2 TPHCM): Hiện nay, công nghệ phát triển, thông tin bùng nổ, trẻ dễ dàng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, ăn nhiều thức ăn được nuôi trồng có chứa chất kích thích tăng trưởng bằng hormone,… nên khả năng dậy thì sớm càng tăng.
Trẻ ăn uống quá nhiều dưỡng chất nhưng lại lười vận động khiến tỷ lệ béo phì gia tăng, góp phần khiến trẻ dậy thì sớm. Ngoài ra, tác động của phim ảnh với những “pha” tình cảm, hoặc vô tình thấy người lớn làm “chuyện ấy” cũng kích thích các bé trưởng thành trước tuổi. Một điều đáng lo ngại là do nhận thức của người dân còn hạn chế nên phần đông mọi người không nghĩ rằng dậy thì sớm ở trẻ là một căn bệnh và không đưa đi khám.
Dậy thì sớm có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng việc điều trị gặp khó khăn do vấn đề tư vấn tâm lý cho trẻ chưa đầy đủ
Nếu muốn tầm soát dậy thì sớm cho con, cha mẹ có thể đưa bé đến khoa Nội tiết của các bệnh viện. Thông thường, BS sẽ chỉ định cho bé làm một số xét nghiệm sau: chụp X-quang tầm soát tuổi xương, siêu âm bụng tổng quát (chú ý tuyến thượng thận), siêu âm dopping màu tinh hoàn – bìu (đối với bé trai), xét nghiệm máu… Nếu nguyên nhân gây dậy thì sớm là do các khối u thì cần phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp không tìm thấy nguyên nhân thực thể, có thể điều trị cho trẻ bằng thuốc giảm hàm lượng hormone giới tính theo chỉ định của bác sỹ. Liệu pháp này giúp giảm tốc độ hoặc ngừng quá trình dậy thì. Ngoài ra, khi trẻ được kết luận là dậy thì sớm bệnh lý thì việc điều trị kết hợp giáo dục tâm lý lứa tuổi là điều cần thiết.
Thạc sỹ Kiều Thanh Hà cho biết: "Song song với việc phát triển cơ thể, trẻ cũng có cảm xúc giới tính sớm hơn. Nhiều bậc cha mẹ kêu trời khi thấy con ở lứa tuổi 7, 8 đã quan tâm đến bạn khác giới, yêu đương và để ý đến vóc dáng cơ thể quá nhiều". Đa số bố mẹ nghĩ rằng: chờ con lớn rồi con sẽ tự biết, hoặc khi nào bố mẹ cảm thấy phù hợp thì sẽ giải thích với con sau. Rất ít bố mẹ chủ động giáo dục giới tính cho con từ sớm. Thậm chí, khi thấy con mình vắt mũi chưa sạch mà đã tò mò về chuyện con trai, con gái, người lớn thường lảng tránh, trả lời qua loa, đôi khi còn đe nẹt rằng trẻ con không được hỏi bậy bạ.
Tuy nhiên, nếu trẻ không được trang bị kiến thức về giới tính một cách đúng đắn thì rất dễ xảy ra hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con nhận biết và gọi tên và hiểu chức năng của các bộ phận trên cơ thể ngay từ khi trẻ nhận biết tốt.Phụ huynh cần dạy trẻ phải biết tự bảo vệ mình, không cho người khác đụng chạm vào những chỗ riêng tư trên cơ thể, cũng như không được nghịch ngợm của bạn khác. Khuyên con nên lịch sự, không sờ vào bộ phận sinh dục của mình ở nơi công cộng…
Khi biết con dậy thì sớm, cha mẹ không nên quá lo lắng sẽ khiến cho trẻ càng thêm rối loạn về tâm lý. Cha mẹ nên khuyến khích con mình tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và định hướng cho con về tình bạn. Với những bé gái sớm để ý đến bạn trai, phụ huynh nên trò chuyện sớm và thường xuyên hơn với con về sức khỏe giới tính.
Bình luận của bạn