Đến khi nào thì nên đánh răng cho trẻ bằng bàn chải?
Khi bé 2 tuổi, bố mẹ nên hướng dẫn bé tập đánh răng theo mô hình (đánh răng cho búp bê…) để bé làm quen với động tác đánh răng. Từ 2,5 – 3 tuổi bé đã cần phải đánh răng. Mẹ nên hướng dẫn con thực hiện các động tác đánh răng bằng nước lọc, nước muối sinh lý (vì bé chưa có phản xạ nhổ, nên rất có thể bé sẽ nuốt vào bụng, do vậy phải dùng nước lọc hoặc nước muối sinh lý để tránh cho trẻ bị đau bụng). Từ 3 tuổi trở lên mới có thể cho bé đánh răng bằng kem đánh răng có tỷ lệ flo hàm lượng đúng cho trẻ nhỏ. Dùng đúng bàn chải dành cho trẻ em, nếu không sẽ rất dễ gây hỏng lợi.
Đối với những trẻ bị răng hô, răng lệch thì nên chỉnh hình từ trước hay sau khi răng vĩnh viễn xuất hiện?
Nếu trẻ bị răng lệch khi vẫn còn răng sữa thì chưa cần quan tâm, chờ đến khi răng vĩnh viễn mới nên chỉnh sửa.
Đến năm 11 tuổi nếu răng lệch có thể do răng không đủ khoảng trống nên chen chúc (tạm thời) vào nhau, tuổi tốt nhất nắn chỉnh răng là từ 11 – 13 tuổi.
Răng hô có 2 nguyên nhân. Thứ nhất, do tật chức năng như mút ti giả, đường hô hấp, viêm A, há miệng khi ngủ thì đến năm 6 tuổi đã có thể biết con răng hô, nên chỉnh. Tuy nhiên không đeo hàm giả mà dùng hàm trainer. Đây là cách tiền chỉnh răng, giúp trẻ bỏ tật xấu và tốt cho đường hô hấp. Nếu không sửa được thì chỉnh nha (từ 8 – 10 tuổi) hoặc từ 11 – 13 tuổi. Lý do thứ hai do di truyền hoặc do xương, nhất định phải chỉnh hàm. Những trường hợp răng hô di truyền phải chỉnh nha, chỉnh hàm sớm. Kết hợp phẫu thuật từ 8-9 hoặc 11-13 tuổi.
Sự khác biệt giữa kỹ thuật chỉnh răng không cần mắc cài với phương pháp gắn mắc cài thông dụng?
Phương pháp chỉnh răng không cần mắc cài hay còn gọi là dùng khay nắn hoặc invisalign có những ưu điểm sau:
- Thẩm mỹ, vì dùng một loạt khay trong nên sẽ khó nhìn thấy khay chỉnh hình răng.
- Ăn uống một cách thoải mái, bỏ khay ra khi ăn, đeo 24/24 trừ lúc ăn.
- 2 tuần mới phải đến gặp nha sỹ một lần nếu đeo liên tục 24/24, tùy theo thời gian mang khay có thường xuyên hay không.
- Dễ vệ sinh, không bị viêm lợi.
Nhược điểm :
- Giá thành cao: Từ 3500$ - 5000$, phải chi trả ngay lập tức khi lấy mẫu là 50%, 50% còn lại là khi nhận mẫu chính thức (khoảng 1 tháng).
- Chỉ định cho invisilign là hạn chế;
- Vẫn phải dùng các điểm bám trên răng giống như mắc cài, tuy nhiên nó trong suốt nên thẩm mỹ.
Với mắc cài thông dụng
Ưu điểm :
- Chỉ định rộng rãi cho tất cả các loại lệch lạc về răng và khớp cắn.
- Kinh phí vừa phải, được chi trả lâu dài theo từng đợt.
- Có các loại móc cài sứ trong tự buộc cho độ thẩm mỹ cao, thời gian chỉnh nha ngắn.
Nhược điểm :
- Khó vệ sinh, vì không tháo được ra.
- Dễ bị viêm lợi nếu vệ sinh không cẩn thận (với mắc cài kim loại).
- Với mắc cài kim loại không được thẩm mỹ.
- Thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt (ăn thức ăn mềm, không ăn thức ăn dính)
- Phải đến gặp nha sỹ nhiều hơn so với phương pháp invisilign.
Đối với trẻ con dù rất cẩn thận cũng khó tránh khỏi tình trạng bị sâu răng. Vậy khi phát hiện răng sâu ở trẻ thì phụ huynh nên xử lý thế nào? Khi nào thì nên nhổ răng sâu?
Khi phát hiện răng bị sâu thì phải đưa trẻ đến gặp nha sỹ ngay để tránh tình trạng ăn sâu vào tủy sẽ gây đau đớn và ảnh hưởng sức khỏe.
Có 4 trường hợp :
- Nha sỹ sẽ trám răng rồi đến thời điểm thích hợp sẽ nhổ (thay răng sữa)
- Nếu bệnh nhân không hợp tác thì cũng phải chờ thời điểm thích hợp để nhổ
- Nếu trẻ nhỏ quá không nhổ được thì vệ sinh, không để thức ăn bám vào tránh sâu nặng, đến tuổi thích hợp thì nhổ.
- Vấn đề quan trọng nhất là bố mẹ chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, chống mảng bám để ngừa sâu răng.
Nếu như răng sữa của trẻ chưa đến kỳ thay mà bị gãy thì phải xử trí như thế nào?
Tùy vào độ gẫy, sứt mẻ, nếu ảnh hưởng đến tủy thì mài đỡ sắc đến tuổi thì thay. Nếu gãy ngang thân răng, ảnh hưởng đến tủy thì phải điều trị tủy, đến tuổi thì thay bình thường.
Các phụ huynh có thể sử dụng các biện pháp chăm sóc răng dự phòng như thế nào để tránh răng sâu, răng hô cho trẻ?
Dự phòng răng sâu :
- Vệ sinh răng miệng đứng hàng đầu, kiểm soát mảng bám vào răng;
- Gặp nha sỹ 2 lần/năm khám răng định kỳ . Nha sỹ tư vấn về phương pháp trám bít phòng ngừa (sealaint), bôi thuốc flo, dùng kem đánh răng có flo…
- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng;
Dự phòng răng hô:
- Không cho phép trẻ có các tật chức năng (mút tay, bú môi, mím môi…). Sau 2,5 tuổi phải chấm dứt hoàn toàn hiện tượng này. Không cho trẻ bú ti giả, mút môi dưới (bôi kem chống nẻ vào mùa đông), mút ngón tay
- Đi khám về tai mũi họng để trẻ ngậm miệng khi ngủ
- Nếu phát hiện sớm đưa đến nha sỹ để đeo hàm trainer (hàm chỉnh sửa tật chức năng) hoặc can thiệp chỉnh nha.
- Nếu do di truyền thì phải đưa đến nha sỹ sớm để chỉnh nha hoặc/và kết hợp phẫu thuật.
Bình luận của bạn