Đề phòng "bà hỏa" ghé thăm ngày Tết

Ngày Tết cần đề phòng hỏa hoạn

Học cách thoát thân khi hỏa hoạn

Ba ngày đầu nghỉ Tết: 84 người chết vì tai nạn giao thông

Dọn nhà đón Tết: Cảnh giác tai nạn tại gia!

9.000 người chết mỗi năm vì...

1. Lắp chuông báo khói và kiểm tra thường xuyên

Lắp chuông báo khói ở nhiều vị trí trong nhà bạn là cách đơn giản nhất bạn có thể làm để loại trừ nguy cơ chết cháy trong nhà. Cũng nên kiểm tra pin ở chuông báo khói hàng tuần và mỗi năm nên thay một lần.

2. Lưu ý kiểm tra điện và thiết bị điện trước khi bạn đi ngủ ban đêm

Không sử dụng dây điện, ổ cắm điện bị hư hỏng hoặc đầu nối. Các đầu nối khi tiếp xúc không tốt sẽ gây ra tia lửa điện hoặc phát sinh nhiệt gây cháy. Nên sử dụng ổ cắm điện, phích cắm điện được sản xuất bởi các hãng uy tín, cần kiểm tra để đề phòng quá tải.

3. Cẩn thận với thuốc lá

Luôn dụi tàn thuốc lá đúng cách và vứt chúng cẩn thận. Không để gạt tàn thuốc lá gần những vật liệu dễ bắt lửa như vải, lụa, giấy...

4. Cẩn trọng khi dùng nến

Đặt nến trong các đế cứng, ổn định và tránh xa rèm cửa, giấy và các vật liệu vụn. Luôn tắt nến khi bạn ra khỏi phòng hoặc đi ngủ.

5. Quản lý các vật liệu dễ cháy trong nhà

Không nên cất giữ các vật liệu dễ cháy, chất cháy trong nhà. Nếu gia đình thực sự có nhu cầu, hãy sử dụng hết và không cất giữ chúng. Giấy, vải… tuyệt đối không để gần nguồn nhiệt. Đừng bao giờ cất giữ vật liệu cháy ở trên hành lang, lối đi, cửa thoát hiểm, trong phòng ngủ.

6. Lưu ý khi nấu ăn

Hơn một nửa các vụ cháy tình cờ trong nhà bắt nguồn từ khu vực nấu nướng. Chú ý nhiều hơn khi đun với dầu nóng và đừng để trẻ một mình trong bếp khi đang bật lò sưởi, lò nướng...

7. Không cắm nhiều phích vào cùng một ổ điện

Cố gắng để mỗi ổ điện chỉ có một phích cắm vì quá nhiều thiết bị điện cắm vào một ổ có thể gây quá tải, và gây nóng lên, chập điện, cháy dây...

8. Có sẵn bình chữa cháy hoặc thiết bị chữa cháy trong nhà

Nên tự trang bị bình chữa cháy xách tay cho căn hộ của mình. Bạn cũng cần biết cách sử dụng bình chữa cháy và hướng dẫn mọi người trong gia đình cách sử dụng. Bình chữa cháy nên để ở vị trí dễ lấy. Nếu ở chung cư, bạn cần chắc chắn biết nơi để bình cứu hỏa, ví dụ hành lang, hốc tường.

9. Luôn đảm bảo có lối, cửa thoát hiểm

Luôn xác định trước đường chạy khỏi nhà nếu có hỏa hoạn và đảm bảo rằng mọi người trong gia đình đều biết kế hoạch này. Khi có cháy, đừng xử lý một mình, hãy thoát ra ngoài và gọi cứu hỏa.

Đừng để vật dụng cản trở lối thoát hiểm, cửa thoát hiểm. Nếu nhà biệt lập và vì lý do an ninh cần làm hàng rào bảo vệ thì phải chắc chắn bạn thiết kế cửa thoát hiểm trên hàng rào. Có thể khóa cửa thoát hiểm để chống trộm nhưng bạn cần chắc chắn mọi người đều biết nơi để chìa khóa.

Làm gì khi xảy ra hỏa hoạn:

Theo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và đào tạo huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ - Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội.

Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin