Kiểm tra chặt chẽ táo nhập khẩu sau vụ táo Mỹ nhiễm độc

Việt Nam vẫn cho phép nhập khẩu táo từ các nguồn nước ngoài nhưng đã nâng lên mức kiểm tra chặt thay vì kiểm tra thông thường như trước kia (Ảnh: Tiền Phong)

Điểm tin 23/1: Táo nhiễm độc không có ở Việt Nam?

Siết chặt táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam

Co.opmart phản hồi việc bán táo Mỹ nhiễm khuẩn

Táo Mỹ nhiễm khuẩn: Chưa ghi nhận táo tươi

Ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị công tác Bảo vệ thực vật năm 2014 vừa khai mạc sáng 29/1 tại Hà Nội.

Liên quan đến thông tin cảnh báo về táo Gala và Granny Smith của Mỹ có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây chết người, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã khẳng định hai loại táo này không nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Đại sứ quán Mỹ cho biết, hơn 98% táo Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam đều có xuất xứ từ tiểu bang Washington, đây là táo tươi chưa qua chế biến, không liên quan đến sự cố trên. Phần còn lại đến từ các nhà sản xuất ở California, New York và Oregon. Ngoại trừ công ty Bidart Brothers có sản phẩm bị nhiễm khuẩn đã thu hồi, các công ty xuất khẩu táo khác của Mỹ không nhiễm độc.

Ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) khẳng định: Táo Gala và táo Granny Smith nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian qua không nằm trong số các lô hàng bị nhiễm độc.

Đồng thời, Bộ NN&PTNT đã tiến hành rà soát toàn bộ táo Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam. Kết quả cho thấy, từ đầu năm 2015 đến nay có 35 công ty đã nhập khẩu khoảng 17.000 tấn táo Mỹ về Việt Nam chưa có bất kỳ lô hàng nào nhập từ công ty Bidart Brothers thuộc bang California (nơi phát hiện táo bị nhiễm độc). Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II khẳng định chưa từng làm thủ tục nhập khẩu cho bất kỳ một lô sản phẩm táo Caramel nào qua địa bàn TP.HCM.

Sau khi xác định công ty Birdat Bros là cơ sở duy nhất có táo nhiễm độc, Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo kiểm tra chặt tất cả các lô hàng táo xuất từ Mỹ sang Việt Nam. Nếu phát hiện có sản phẩm của doanh nghiệp bị cảnh báo và thu hồi thì táo đó sẽ bị tiêu hủy. Còn táo xuất từ các nguồn khác sang Việt Nam thì phải chờ sau khi có kết quả kiểm tra ATTP và đạt yêu cầu, thì mới được nhập vào Việt Nam. Điều này có nghĩa Việt Nam vẫn cho phép nhập khẩu táo từ các nguồn nước ngoài nhưng đã nâng lên mức kiểm tra chặt thay vì kiểm tra thông thường như trước kia để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn