Việc chơi trước khi ăn bữa trưa giúp trẻ có cảm giác ngon miệng ngay khi ngồi vào bàn ăn
Đừng để rau xanh trở thành nỗi khiếp sợ của bé
Thiếu rau xanh và những cảnh báo về sức khỏe
Kể công giúp... rau xanh
Ốc Thanh Vân: Bí quyết "dưỡng nhan" là rau xanh + thể dục
Hầu hết trẻ em đều thích ăn đồ ngọt hơn là các loại rau, củ, quả. Vì thế, vào giờ ăn trưa, chúng thường chọn kem hoặc chocolate thay vì món rau, điều này khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng đau đầu.
Tuy nhiên, phát hiện mới của GS Joe Price - Khoa Kinh tế tại Đại học Brigham Young (tiểu bang Utah, Mỹ) và David Just, Đại học Cornell (New York, Mỹ) có thể giúp giải quyết vấn đề nan giải này.
Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát bảy trường tiểu học tại tiểu bang Utah, các trường này cho học sinh giải lao sau bữa ăn trưa. Học sinh của ba trường trong số đó được chuyển sang giải lao sau, trước khi dùng bữa. Nhóm nghiên cứu ghi chép lại lượng rau mà mỗi học sinh dùng trong bữa ăn đó vào các thời điểm khác nhau trong năm.
Kết quả cho thấy, ở ba trường chuyển giờ chơi sang trước bữa trưa, trẻ em ăn trái cây và rau củ nhiều hơn 54% so với trước đó, số trẻ ăn rau cũng tăng lên 45%. Trong khi đó, ở bốn trường còn lại (giải lao sau khi ăn trưa), các học sinh vẫn ăn rất ít trái cây và rau quả.
Bí mật để "dụ" trẻ ăn rau: Chơi trước bữa ăn!
"Giờ giải lao (ra chơi) rất quan trọng đối với học sinh", GS. Price nhận định, "việc chơi trước khi ăn bữa trưa giúp trẻ có cảm giác ngon miệng ngay khi ngồi vào bàn ăn và vì thế chúng sẽ không từ chối món rau nữa".
Nghiên cứu còn cho thấy việc chuyển giờ chơi sang trước bữa ăn còn có thể giúp giảm lãng phí rau, củ lên tới 40%. Phát hiện này được kỳ vọng là có thể mang lại những hiệu quả tốt hơn đáng kể, thậm chí còn giúp tiết kiệm thời gian, không phải khuyến khích hay vắt óc tạo động lực để trẻ thích ăn rau.
Trong tương lai, GS Price và Just hy vọng sẽ học cách sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số để quảng cáo và khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh ở trường học.
Kết quả nghiên cứu chi tiết sẽ được công bố vào tháng 2/2015 trên Tạp chí Y học dự phòng (Preventive Medicine).
Bình luận của bạn