Máu trong nước tiểu có thể báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe
Những vấn đề thường gặp khi điều trị ung thư bàng quang
Nhận biết cơ thể có đang thiếu nước hay không nhờ màu nước tiểu
Đau lưng dưới: Cẩn thận dấu hiệu ung thư thận
Nước tiểu có lẫn máu có nguy hiêm?
Tiểu ra máu là gì?
Tiểu ra máu (hematuria) là thuật ngữ chỉ tình trạng có hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu. Có 2 dạng tiểu ra máu: tiểu ra máu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường (tiểu ra máu đại thể) hoặc chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi (tiểu ra máu vi thể).
Đôi khi, nước tiểu có màu hồng nhạt, hơi đỏ hoặc nâu đậm do thực phẩm hoặc thuốc điều trị. Củ cải đỏ, một số loại quả mọng và thanh long đỏ có thể khiến nước tiểu của bạn có màu hồng nhạt.
2 trường hợp tiểu ra máu
Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi dấu hiệu nước tiểu có màu bất thường. Khoảng 50% trường hợp thấy máu trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế, chuyên khoa về tiết niệu. Bạn có thể làm xét nghiệm nước tiểu, hoặc chụp CT và soi bàng quang để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Một số bệnh lý gây ra triệu chứng tiểu ra máu
Hầu hết các trường hợp tiểu ra máu không đi kèm đau buốt. Tuy nhiên, một số bệnh lý sau có thể gây ra tình trạng tiểu ra máu kèm các triệu chứng nguy hiểm khác.
Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi vi khuẩn phát triển trong đường tiểu (thận, bàng quang, niệu đạo). Tùy theo mức độ và vị trí, nhiễm trùng đường tiểu có thể gây ra những triệu chứng sau: Tiểu buốt, buồn tiểu thường xuyên, đau lưng, buồn nôn, chán ăn, sốt, tiểu ra máu.
Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng phổ biến ở cả nam và nữ, tuy nhiên, phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng có thể điều trị với kháng sinh, tuy nhiên, để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế.
Sỏi đường tiết niệu
Sỏi thận theo đường tiểu đi đến các bộ phận khác trong hệ tiết niệu
Các chất khoáng trong nước tiểu có thể hình thành tinh thể rắn trong thận. Các tinh thể này có thể đi vào đường tiểu, tạo thành sỏi và gây ra một số triệu chứng sau: Đau bụng dưới, tiểu ra máu, buồn nôn, sốt, nước tiểu có màu sắc bất thường, bí tiểu. Để chẩn đoán sỏi đường tiết niệu, bác sỹ có thể dùng đến các phương pháp như chụp CT, siêu âm hoặc xét nghiệm nước tiểu.
Phì đại tiền liệt tuyến
Ở nam giới, tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của phì đại tiền liệt tuyến. Sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây ra rối loạn tiểu tiện như: tiểu khó, bí tiểu, tiểu nhiều lần. Trong một số trường hợp, có thể lẫn máu trong nước tiểu (tiểu ra máu vi thể). Nam giới trên 50 tuổi, có tiền sử mắc đái tháo đường, bệnh tim mạch có nguy cơ bị phì đại tiền liệt tuyến cao hơn.
Mỗi một quả thận có chứa xấp xỉ 1 triệu bộ lọc nhỏ (tiểu cầu), có nhiệm vụ lọc máu đi qua thận. Những tổn thương ở cầu thận có thể gây ra biểu hiện tiểu ra máu đại thể, khiến máu có màu đỏ hoặc nâu. Đây là một dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán viêm cầu thận cấp tính.
Ung thư bàng quang
Tiểu ra máu là dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang sớm
Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh ung thư bàng quang. Nước tiểu của người bệnh chuyển màu vàng sậm, màu đỏ tươi hay màu nâu sậm, hoặc nước tiểu màu sắc bình thường nhưng kiểm tra dưới kính hiển vi thấy có hồng cầu.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng đi tiểu nhiều lần, đau khi đi tiểu, nhiễm khuẩn đường tiểu tái diễn, đau bụng, đau hông và lưng.
Bình luận của bạn