"Điểm mặt" 10 yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Nguyên nhân nào làm tăng nguy cơ đái tháo đường?

Bí quyết chăm sóc da mùa Đông cho người đái tháo đường

Đái tháo đường ảnh hưởng đến làn da của bạn như thế nào?

6 lưu ý chăm sóc bàn chân đối với người bệnh đái tháo đường

9 cách giúp người đái tháo đường quản lý cuộc sống

Muối

Các bác sỹ khuyến cáo rằng, lượng muối trong khẩu phần không nên nhiều hơn 2 - 3gr mỗi ngày. Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim, đây là những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường. Bạn nên tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối.

Thuốc lá

Người hút thuốc, hoặc những người có tiền sử hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường và các biến chứng sức khỏe liên quan khác như bệnh thận và bệnh tim. Ngoài ra, tình trạng lưu thông máu bị hạn chế do hút thuốc có thể dẫn đến tổn thương các dây thần kinh và mắt ở bệnh nhân đái tháo đường.

Chất béo bão hòa

Hàm lượng cao chất béo bão hòa làm tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, chất béo bão hòa cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do đái tháo đường và nhiều vấn đề về tuần hoàn.

Lười vận động

Ít vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh đái tháo đường type 2. Thiếu hoạt động thể chất gây ức chế tuần hoàn, có thể làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường và các biến chứng sức khỏe liên quan. Vì vậy, hãy bắt đầu tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày ngay từ hôm nay.

Ngồi một chỗ quá lâu

Đặc thù công việc khiến bạn phải "dính chặt" lấy chiếc ghế ở cơ quan cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nó không chỉ gây ức chế hệ tuần hoàn mà còn dẫn đến bệnh béo phì và làm tăng nguy cơ mắc thêm bệnh tim và gan.

Stress

Stress không chỉ làm tăng nồng độ cortisol trong máu và huyết áp mà còn khiến cơ thể sản xuất nhiều glucose hơn, dẫn đến bệnh đái tháo đường không kiểm soát được. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các tổn thương lâu dài ở não và các bộ phận khác trên cơ thể.

Đường

Một trong những thực phẩm mà các bệnh nhân đái tháo đường nên cắt giảm là đường. Bạn nên hạn chế ngay lập tức các loại thực phẩm chứa nhiều đường như siro ngô và nước ngọt...

Thiếu ngủ

Nếu bị thiếu ngủ, bạn sẽ dễ bị căng thẳng. Điều này làm gia tăng mức độ kích thích tố căng thẳng, tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu và tăng khả năng kháng insulin... tất cả đều có thể khiến bạn mắc bệnh đái tháo đường.

Thiếu ánh nắng mặt trời

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ cản trở khả năng sự hấp thu calci và làm tăng khả năng bị thiếu vitamin D, điều này có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường vì nó có liên quan đến khả năng kháng insulin. Các chuyên gia khuyên nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong suốt buổi sáng để có thể cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể.

Béo phì

So với nam giới, nữ giới có chỉ số BMI cao thì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn. Glucose dư thừa được lưu trữ ở vùng bụng sẽ khiến phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là sau khi mãn kinh.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết