Bệnh đái tháo đường cũng gây tổn hại cho làn da
6 lưu ý chăm sóc bàn chân đối với người bệnh đái tháo đường
Cân nặng bình thường vẫn có thể bị đái tháo đường!
Những mẹo nhỏ giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường
9 cách giúp người đái tháo đường quản lý cuộc sống
Nhiễm trùng nấm men
Candida albicans gây ra một dạng nhiễm nấm gây đau đớn thường thấy ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Các nhiễm trùng gây phát ban đỏ trên da, dẫn đến ngứa và đau rát. Vì thế, đừng bỏ qua các dấu hiệu nhiễm trùng và cần lập tức liên hệ với các bác sỹ khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng nhiễm trùng.
Ngứa
Ngứa là một tình trạng khá phổ biến, nhưng nó có thể trở nên trầm trọng hơn và có vấn đề nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường. Ngứa ở phần dưới của chân và bàn chân là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường. Hãy lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm tốt để kiểm soát tình trạng này.
Bệnh bạch biến
Các chuyên gia cho rằng, đái tháo đường type 1 cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến. Các tế bào chịu trách nhiệm cho các sắc tố nâu trên da bị hư hại, điều này làm xuất hiện các mảng trắng trên các vùng da ngực, mặt và tay. Để ngăn ngừa căn bệnh này, các chuyên da khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trước khi bước ra ngoài nắng.
Mụn phỏng nước trên da
Đái tháo đường tàn phá nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó có cả làn da
Đây là tình trạng khá phổ biến ở những người bị bệnh đái tháo đường và nó thường xuất hiện trên bàn tay, chân và phía sau các ngón tay. Tình trạng mụn phỏng nước trên da có thể tự lành trong vòng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, những nốt phỏng rộp này cũng là cơ hội cho biến chứng nhiễm trùng, khi nó vỡ ra. Vì thế bạn cần tham khảo ý kiến các bác sỹ nếu đang gặp phải tình trạng này.
Xơ cứng
Triệu chứng chính của tình trạng này là vùng da ở nhiều bộ phận trở nên dày hơn và khiến việc di chuyển các khớp, đặc biệt là đầu gối, ngón tay và khuỷu tay... trở nên rất khó khăn. Giải pháp duy nhất để khắc phục tình trạng này là bạn cần kiểm soát mức độ đường trong máu.
Chân loét
Khi bệnh đái tháo đường đã diễn biến tới giai đoạn cuối, các dây thần kinh bắt đầu bị hư hỏng và khiến cho người bệnh không cảm thấy bất cứ cảm giác gì ở bàn chân. Các vết thương cũng từ đó mà trở nên rất lâu lành. Ngay cả một chút trầy xước nhỏ ở trên chân cũng có thể mất vài tuần để chữa lành. Khi gặp phải tình trạng này, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến các bác sỹ để được tư vấn liệu pháp điều trị an toàn nhất.
Bình luận của bạn