9 cách giúp người đái tháo đường quản lý cuộc sống

Chia sẻ cùng người thân để được sự giúp đỡ và hỗ trợ trong điều trị bệnh.

Hạ đường huyết: Những điều người đái tháo đường cần biết

Cách nào giúp kiểm soát sự gia tăng của bệnh đái tháo đường type 2?

Các chỉ số đường huyết người đái tháo đường buộc phải biết

Người béo phì mắc đái tháo đường type 2 dễ bị ung thư gan

1. Quản lý tài chính

Hầu hết những người bị đái tháo đường đều phải dành gấp 2 - 3 lần tiền để chăm sóc y tế hơn những người không bị bệnh. Nếu bạn bị đái tháo đường, chi phí chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ có thể là hơn 87 triệu đồng trong năm đầu tiên khi đã chẩn đoán bệnh và có thể lên tới hơn 246 triệu đồng trong mỗi năm về sau. Điều này có thể gây khó khăn về tài chính cho bạn và gia đình.

Bởi vậy, điều cần làm của bạn là phải nói chuyện với bác sỹ về cách tiết kiệm mà vẫn nhận được sự chăm sóc cần thiết. Đồng thời hiểu rõ cách ăn uống lành mạnh, luyện tập, thay đổi lối sống để ổn định đường huyết, hạn chế tối đa sự phát triển của bệnh, cách này có thể giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Người đái tháo đường thường có tâm lý lo lắng, chán nản và u buồn

2. Đối phó với stress

Theo John Zrebiec, Trưởng phòng Sức khỏe thần kinh tại Trung tâm Đái tháo đường Joslin ở Boston (Mỹ) cho biết, nhiều người bị căng thẳng vì những kỳ vọng của họ trong việc chữa bệnh, hy vọng lượng đường trong máu sẽ sớm ổn định, tuy nhiên, tình trạng của bệnh khiến họ cảm thấy mệt mỏi.

Giảm thiểu căng thẳng bằng cách thiết lập những mục tiêu trên thực tế, sau đó tập trung vào những lợi ích mà những thay đổi về lối sống, hành động có thể đem lại được. Bạn cần có sự giúp đỡ của người khác như gia đình, bạn bè hoặc một nhóm, tổ chức hỗ trợ để giúp bạn đạt được những mục tiêu đó.

3. Chia sẻ cùng gia đình

Mắc đái tháo đường đồng nghĩa với không chỉ cuộc sống của riêng bạn thay đổi, mà còn thay đổi cuộc sống của cả gia đình. Với một số người, gia đình sẽ cùng nhau vượt qua những khó khăn, nhưng với một số gia đình, bệnh tật lại là một trong những nguyên nhân khiến họ xa nhau hơn.

Bạn cần hiểu rõ vai trò của người thân quan trọng như thế nào trong việc đối phó với đái tháo đường. Giữ được tâm trạng ổn định, khi có bất cứ nhu cầu nào, hãy chia sẻ với mọi người để họ được biết, cùng thảo luận và có những thay đổi thích hợp. 

Hãy chia sẻ và dành thời gian bên nhau mà không nói đến bệnh tật.

4. Gắn bó với chế độ ăn uống thay đổi

Nhiều người nghĩ, chế độ ăn uống của người đái tháo đường là thiếu thốn. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn sai lầm, chế độ ăn uống đó thực sự lành mạnh và điều độ. Bạn thậm chí vẫn có thể thưởng thức chocolate, rượu, nhưng với số lượng hạn chế. Bạn nên gắn bó lâu dài với chế độ ăn uống lành mạnh với lượng calo nhất định theo tư vấn của bác sỹ. Với sự thận trọng này, bạn có thể giảm được huyết áp, lượng đường trong máu tốt hơn và cảm thấy chủ động hơn với cuộc sống.

5. Ổn định đường huyết để làm việc

Bệnh đái tháo đường có thể làm bạn cảm thấy bất an về công việc, đặc biệt khi bạn đang gặp phải các biến chứng của bệnh đái tháo đường gây ra. Bạn lo lắng mình sẽ khó có khả năng thăng tiến, thậm chí có thể bị sa thải do bệnh đái tháo đường.

Điều tốt nhất bạn có thể làm là thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để kiểm soát lượng đường trong máu, điều này giúp bạn giữ được sức khỏe và đáp ứng được yêu cầu với công việc

6. Nhìn thẳng vào sự thật

Josephine Minardo, Giám đốc điều hành Trung tâm tâm lý new Jersey (Mỹ) cho biết, một số người cảm thấy như cách sống của họ đã mang về bệnh đái tháo đường, họ cảm thấy stress, khó chịu. Họ quên mất rằng, di truyền học và lịch sử gia đình đóng một vai trò quan trọng trong bệnh đái tháo đường.

Theo ông, điều quan trọng, họ cần thừa nhận những gì đang diễn ra, hãy suy nghĩ về những việc có thể làm để cải thiện sức khỏe trong thực tế.

7. Tìm kiếm hỗ trợ

Bạn cần quyết định xem ai là người cần biết tình trạng đái tháo đường của bạn. Đừng lo lắng sẽ bị mọi người đánh giá và mất tôn trọng, bởi nói cho đúng người, bạn sẽ có được thêm sự hỗ trợ trong việc chăm sóc bệnh. Những người có thể giúp đỡ bạn như: Các thành viên trong gia đình, bạn thân, đồng nghiệp cùng phòng, các tổ chức về đái tháo đường… Tạo một danh sách những người có thể giúp bạn trong một số trường hợp y tế cấp cứu và chăm sóc hàng ngày.

8. Cải thiện quan hệ vợ chồng

Khoảng 1/2 số người lớn bị đái tháo dường sẽ phát triển một số biến chứng trong quan hệ tình dục. Đàn ông có thể bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm và testosterone thấp. Phụ nữ có thể bị khô âm đạo, ham muốn tình dục thấp, đau khi giao hợp.

Giữ các chỉ số đường huyết của bạn ở mức khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc lá có thể giúp cải thiện chức năng tình dục. Tăng cường mối quan hệ của bạn với đối tác bằng cách nói chuyện với bác sỹ hoặc tư vấn viên để hỗ trợ. Đồng thời, hãy dành thời gian để được bên nhau mà không nói tới bệnh đái tháo đường cũng là cách giúp quan hệ vợ chồng được khá hơn.

9. Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng đúng cách đủ liều.

Đái tháo đường gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, có thể gây ra sự bất ổn định trong đường huyết và các biến chứng trên mắt, tim, thận, thần kinh.... Để duy trì tốt, cần tìm hiểu thêm các kiến thức về đái tháo đường, không những về lối sống, rèn luyện mà còn các loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Để giúp ổn định đường huyết và giảm thiểu biến chứng đái tháo đường, người bệnh có thể sử dụng thêm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên, chẳng hạn như Alpha lipoic acid, phối hợp với Nhàu, Câu kỷ tử… nhằm giảm stress oxy hóa tế bào, chống viêm và dọn dẹp rác thải. 

Ngọc Hoa H+ (Theo Sharecare)

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết