F0 khỏi bệnh nên tầm soát di chứng hậu COVID-19

Cả nước đã ghi nhận hơn 35.000 trường hợp tử vong do COVID-19

ĐT Việt Nam hội quân và nỗi lo COVID-19

Tăng cường biện pháp phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán

Mắc COVID-19 rồi có miễn nhiễm?

Việt Nam ghi nhận tổng hơn 1,9 triệu ca COVID-19, thêm địa phương có ca nhiễm Omicron

Theo bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 35.000 trường hợp tử vong do COVID-19. Từ đầu năm 2022, Hà Nội liên tục dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới với hơn 2.000 ca/ngày.

Chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc với UBND TP. Hà Nội về phối hợp phòng chống dịch và điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố. Các chuyên gia đánh giá, công tác điều trị tại Hà Nội ngày càng "nóng" do số ca bệnh tăng, số ca nặng tăng, F0 điều trị tại nhà cũng tăng. Thành phố đến nay ghi nhận 294 trường hợp tử vong (chiếm 0,36%). Đa số bệnh nhân tử vong là cao tuổi trên 80, có bệnh nền, chưa tiêm vaccine.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: "Với Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung nhân lực y tế cho phòng chống dịch, cho các trạm y tế lưu động, cho điều trị bệnh nhân, những việc hành chính cần huy động các lực lượng khác đảm nhiệm, đồng hành cùng y tế".

TP.HCM đã ghi nhận hơn 500.000 ca mắc COVID-19 từ đầu dịch đến nay. Theo TTXVN, bác sỹ Phan Minh Hoàng - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng TP.HCM cho hay, các bệnh nhân ghi nhận một số di chứng hậu COVID-19 về hô hấp cấp và mạn tính; Về tim mạch; Bệnh lý xuất huyết não, nhồi máu não, stress, lo âu, rối loạn giấc ngủ... Bác sỹ khuyến cáo, để phát hiện sớm tình trạng bệnh nhân mắc di chứng hậu COVID-19, bệnh nhân sau khi xuất viện và có kết quả âm tính với COVID-19 cần quay lại bệnh viện tái khám trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần, cần làm các xét nghiệm, thực hiện chụp X-quang chuyên sâu tim để đánh giá tổng quát, tầm soát.

Theo Pháp Luật Online, Sở Y tế TP.HCM sẽ tham mưu thực hiện xét nghiệm đợt 3 cho người có nguy cơ trong tháng 1 và đến tháng 2 sẽ mở rộng nhóm nguy cơ từ trên 65 tuổi xuống tất cả người trên 50 tuổi.

2 ngày qua, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã làm việc tại tỉnh Yên Bái về công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 và sức khỏe học đường. Ông Takeshi Kasai - Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương khẳng định, WHO sẽ đồng hành, ủng hộ, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với Việt Nam cũng như tỉnh Yên Bái trong quá trình phòng, chống dịch.

Một số tỉnh, thành áp dụng các quy định thông thoáng, thích ứng an toàn với người về địa phương trong dịp Tết Nguyên đán. Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, An Giang… yêu cầu người dân khai báo y tế với địa phương/trên ứng dụng và tuân thủ các biện pháp 5K, hạn chế tối đa tập trung đông người.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn