Bộ Y tế ngày 13/1 ghi nhận 16.725 ca mắc COVID-19, Hà Nội dẫn đầu với gần 3.000 ca
Hoàng Đức và Văn Toàn trễ hẹn lên tập trung ĐTQG vì dính COVID-19
Bộ Y tế cảnh báo những thận trọng khi sử dụng thuốc Molnupiravir
Tại sao protein lại quan trọng trong chế độ ăn uống phòng ngừa COVID?
Các tỉnh, thành phố quy định thế nào với người dân về quê ăn Tết Nguyên đán 2022?
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký ban hành Chỉ thị 01/CT-BYT về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán 2022. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương nâng cao năng lực thu dung, điều trị của các cơ sở y tế trên địa bàn để thực hiện hiệu quả công tác khám, chữa bệnh thông thường và điều trị, hồi sức tích cực COVID-19. Các địa phương cần sẵn sàng ứng phó với kịch bản biến chủng mới Omicron làm gia tăng các trường hợp phải nhập viện.
Chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, nhiều tỉnh, thành quyết định tạm dừng hoạt động chào đón năm mới để tập trung nhân lực phòng, chống dịch COVID-19. Long An yêu cầu không tổ chức các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, dừng các lễ hội dịp Tết Nhâm Dần 2022. Nghệ An dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa trong dịp Tết.
Theo VTC News, một số tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hưng Yên, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên yêu cầu người đến hoặc về địa phương dịp Tết phải làm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng RT-PCR hoặc test nhanh.
Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình đã ban hành công văn hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch trong dịp tết Nguyên đán 2022. Tỉnh khuyến khích người dân hạn chế di chuyển khi không cần thiết. Đối với người về/đến từ địa bàn phân loại dịch cấp 3, cấp 4, vùng cách ly y tế (phong tỏa), yêu cầu có giấy chứng nhận âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ và phải thực hiện khai báo trên ứng dụng PC-COVID.
Theo báo Tiền Phong, Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông tin, đơn vị đã xây dựng kế hoạch phòng, chống biến thể Omicron trên địa bàn để kịp thời ứng phó trong bối cảnh ngày Tết cận kề, người dân đi lại nhiều. Cụ thể, ngành y tế Bình Dương chuẩn bị sẵn sàng các khu điều trị theo mô hình tháp 3 tầng như trước đây, đáp ứng theo từng tình huống dịch từ 4.000 - 5.000 ca bệnh/ngày tăng lên 8.000 - 10.000 ca/ngày và có thể đạt trên 10.000 ca bệnh/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 50 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP.HCM (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1). Theo VnExpress, 12 trường hợp nhập cảnh nhiễm biến chủng Omicron tại TP.HCM đã khỏi bệnh và xuất viện.
Bình luận của bạn