Người đã khỏi COVID-19 vẫn cần tiêm vaccine để củng cố hệ miễn dịch
Việt Nam ghi nhận tổng hơn 1,9 triệu ca COVID-19, thêm địa phương có ca nhiễm Omicron
Hoàng Đức và Văn Toàn trễ hẹn lên tập trung ĐTQG vì dính COVID-19
Bộ Y tế cảnh báo những thận trọng khi sử dụng thuốc Molnupiravir
Tại sao protein lại quan trọng trong chế độ ăn uống phòng ngừa COVID?
Theo các khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19 trên thế giới, người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng được nới lỏng nhiều biện pháp phòng dịch tương đương người đã tiêm đủ liều vaccine. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy, người hồi phục sau COVID-19 có thể phát triển một số khả năng miễn dịch tự nhiên đối với SARS-CoV-2.
Điều này khiến không ít người dân chủ quan sau khi mắc bệnh. Số khác lại có tâm lý chờ đến lượt mắc bệnh để trở nên “miễn nhiễm”, sớm tham gia vào các hoạt động bình thường mới. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo đây là tâm lý nguy hiểm. Hiện chưa thể kết luận miễn dịch tự nhiên sau khi mắc COVID-19 tồn tại trong bao lâu, hiệu quả bảo vệ tốt như thế nào.
Cơ thể hình thành miễn dịch như thế nào với COVID-19?
Miễn dịch chủ động xảy ra khi cơ thể tự tạo ra các kháng thể giúp chống chọi lại mầm bệnh (như virus). Theo Healthline, các nghiên cứu ban đầu trên những người đã phục hồi sau COVID-19 cho thấy, họ có nồng độ kháng thể cao hơn người bình thường với đủ các yếu tố miễn dịch như tế bào T, tế bào B.
Nhưng miễn dịch sau khi mắc COVID-19 không kéo dài cả đời. Các nhà khoa học dự đoán, miễn dịch tự nhiên sau khi mắc COVID-19 có thể tồn tại từ 2 - 11 tháng. Độ dài và thời gian bảo vệ phụ thuộc nhiều vào thể trạng của người mắc cũng như virus họ mắc.
Tương tự, miễn dịch được tạo ra do vaccine phòng COVID-19 cũng không đảm bảo theo bạn suốt cuộc đời. Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi bổ sung, nhắc lại nhằm củng cố miễn dịch của cơ thể.
Theo GoodRx, nghiên cứu trên những người đã tiêm vaccine Pfizer cho thấy, hiệu quả phòng bệnh của vaccine sẽ giảm dần khoảng 6 tháng sau khi tiêm. Tuy nhiên, sau 6 tháng, người tiêm vẫn được bảo vệ khỏi nguy cơ xuất hiện các triệu chứng nặng.
Người đã khỏi COVID-19 có miễn nhiễm?
Theo 1 nghiên cứu đăng tải trên Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ, khoảng 1/3 số người nhiễm COVID-19 không hình thành miễn dịch với bệnh sau khi khỏi. Điều này có nghĩa họ hoàn toàn có thể tái mắc COVID-19.
Theo WebMD, nhìn chung, những người mắc bệnh nặng, phải nhập viện sẽ có miễn dịch lâu dài hơn những người mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng. Nhưng cái giá phải trả là rất đắt: Người cao tuổi, người mắc các bệnh lý nền phải đối mặt với nguy cơ suy đa tạng, tổn thương nhiều cơ quan khi mắc COVID-19.
Đặc biệt, người mắc COVID-19 nặng, nếu may mắn “thoát khỏi cửa tử”, vẫn gặp chống chọi với hội chứng hậu COVID trong nhiều tháng tiếp theo. Theo Zing.vn, thống kê của Trung tâm Phục hồi chức năng - Vật lý trị liệu hậu Covid-19, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP. Thủ Đức), khoảng 80% F0 khỏi bệnh thường cảm thấy mệt mỏi. Họ còn gặp triệu chứng trầm cảm, xơ phổi, mất ngủ, nhức đầu, rối loạn tập trung, rụng tóc… có xu hướng kéo dài hơn 4 tuần, thậm chí nhiều tháng.
Người đã khỏi COVID-19 vẫn có thể mắc các biến thể khác của SARS-CoV-2. Nghiên cứu tại Nam Phi vào cuối năm 2021 cho hay, biến thể mới nhất Omicron có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 3 lần các biến thể trước đó.
Các nhà khoa học tin rằng, tiêm vaccine phòng COVID-19 là lựa chọn an toàn hơn nhiều so với việc liều lĩnh mắc bệnh để có miễn dịch tự nhiên. Người đã khỏi COVID-19 vẫn cần tiêm vaccine và thực hiện các biện pháp phòng dịch như 5K để củng cố hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm các biến thể khác.
Bình luận của bạn