- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Khi nào cần phẫu thuật sỏi mật?
Chế độ ăn uống cho bệnh túi mật
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật
Các xét nghiệm chẩn đoán sỏi mật
Thừa cân, béo phì - Nguyên nhân gây sỏi mật
Trước năm 1990, phẫu thuật hở để loại bỏ túi mật vẫn là phương pháp chuẩn, khi điều trị nội khoa không thành công. Nhưng từ sau đó đến nay, phẫu thuật nội soi đã thay thế phần lớn các phẫu thuật hở, vì nó cung cấp một số lợi thế đáng kể:
- Bệnh nhân có thể xuất viện và tiếp tục hoạt động bình thường trước đó, so với mổ mở. Vết mổ nhỏ, ít đau, ít biến chứng sau mổ.
- Chi phí điều trị tức thời của phẫu thuật nội soi có thể cao hơn so với mổ mở, nhưng sự phục hồi nhanh chóng hơn, ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn hơn sẽ làm cho chi phí điều trị cho đợt điều trị được giảm thiểu.
Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng, các thủ tục mở vẫn có một số lợi thế so với nội soi trong một số trường hợp nhất định, như:
- Thao tác thực hiện nhanh hơn.
- Ít rủi ro cho ống mật vì sang chấn sau mổ so với phẫu thuật nội soi.
- Xử lý được triệt để tình trạng viêm trong các trường hợp túi mật bị vỡ, rò rỉ túi mật.
Cho dù mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng lựa chọn phương pháp nào để phù hợp với bạn vẫn thuộc về các bác sỹ. Bởi không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được bằng phương pháp nội soi. Mặt khác, các bác sỹ sẽ căn cứ trên mỗi tình huống cụ thể để ra quyết định chuẩn xác nhất cho bạn.
Bệnh nhân có triệu chứng sỏi mật cần được phẫu thuật khi:
- Túi mật đột nhiên vị viêm nhiễm (viêm túi mật)
- Đau lặp đi lặp lại do sỏi mật
- Polyp túi mật to ra, lớn hơn 1cm và gây ra các triệu chứng của sỏi mật
- Viêm tụy vì sỏi mật
- Túi mật mất chức năng co bóp vì bất cứ lý do gì (teo, viêm mãn tính, sỏi quá nhiều)
- Thành túi mật bị vôi hóa
- Người vừa mắc sỏi mật vừa bị miễn dịch suy giảm
Bệnh nhân không có triệu chứng sỏi mật
Bất kỳ một bác sỹ về sỏi mật nào cũng sẽ không đồng ý cho bệnh nhân phẫu thuật loại bỏ túi mật nếu họ không có triệu chứng sỏi mật. Phẫu thuật loại bỏ túi mật chỉ cần thiết cho những bệnh nhân có hồng cầu hình lưỡi liềm, sắp được ghép tạng như tim hoặc thận hoặc những bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư túi mật.
Đôi khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật cũng được áp dụng cho những phụ nữ đang cố gắng mang thai, hoặc những người bị mắc tình trạng béo phì nặng nề, hoặc thậm chí cả những người không hề có vấn đề gì về sỏi mật.
Lựa chọn phẫu thuật
Phẫu thuật túi mật nội soi là phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện để loại bỏ túi mật. Khi thực hiện phẫu thuật này, các bác sỹ sẽ đưa một dụng cụ có tên là ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào trong ổ bụng của bệnh nhân thông qua các vết cắt nhỏ. Đây là loại phẫu thuật là rất an toàn và những người bệnh chọn loại phẫu thuật này thường hồi phục nhanh trong khoảng một tuần, có thể trở lại làm việc hoặc công việc thường ngày một cách dễ dàng.
Loại phẫu thuật khác là mổ phanh. Y như tên gọi, các bác sỹ sẽ tiến hành mở ổ bụng và lấy túi mật ra ngoài. Thông thường không có nhiều người chọn loại phẫu thuật này mà chỉ áp dụng nó khi các biến chứng sỏi mật được phát hiện trong quá trình mổ nội soi. Nếu bệnh nhân bị máu khó đông, giải phẫu cơ thể (cơ địa) khó có thể thực hiện được mổ nội soi thì mổ phanh là sự lựa chọn ưu tiên.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn