- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng để bảo vệ túi mật luôn khỏe mạnh
Sỏi mật, khi nào cần phẫu thuật?
Chế độ ăn uống cho bệnh túi mật
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật
Các xét nghiệm chẩn đoán sỏi mật
Túi mật có hình quả lê nhỏ nằm ngay dưới gan, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn. Túi mật lưu trữ và rót dịch mật (được sản xuất trong gan) xuống ruột non để tiêu hóa chất béo. Đôi khi, sỏi mật hình thành trong túi mật và cản trở dòng chảy của mật, gây đau. Những người thừa cân và béo phì có nguy cơ cao bị sỏi mật cũng như các vấn đề túi mật khác.
Nhiều nghiên cứu kha học đã chỉ ra rằng, cân nặng và chế độ ăn có tác động trực tiếp đến sức khỏe của túi mật. “Chế độ ăn uống chủ yếu góp phần gây sỏi mật bằng cách gây thừa cân, béo phì”, TS.BS Field Willingham, chuyên gia bệnh tiêu hóa tại Đại học Y khoa Emory (Atlanta, Mỹ), “cách tốt nhất để phòng bệnh túi mật là duy trì cân nặng ổn định, thông qua tập luyện và chế độ ăn có kiểm soát”.
Vậy ăn như thế nào mới tốt?
Thực ra, cho tới nay vẫn chưa có một loại thực phẩm cụ thể nào được chứng minh có thể giúp phòng ngừa sỏi mật cũng như các bệnh khác ở túi mật. Chế độ ăn giúp phòng bệnh bằng cách giữ cho cân nặng của bạn luôn ở mức lý tưởng nhất. Các chuyên gia Dinh dưỡng đã chỉ ra thực đơn ăn uống cân bằng bao gồm:
- Thực phẩm giàu chất xơ như bánh mỳ ngũ cốc nguyên cám, gạo lức, yến mạch và ngũ cốc nguyên cám.
- Rau, củ, quả tươi.
- Thịt nạc: Thịt gà, cá.
- Các sản phẩm từ sữa (ít béo).
Ăn nhiều rau, củ, quả tươi để bảo vệ túi mật
Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, ăn các loại hạt như lạc, hạt óc chó, hạnh nhân có thể ngăn ngừa sỏi mật, tuy nhiên cần ăn điều độ bởi đây cũng là các thực phẩm giàu chất béo.
Uống 1 – 2 ly cà phê hoặc rượu mỗi ngày cũng giúp ngăn ngừa sỏi mật. Tuy nhiên, cách này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe tổng thể của bạn. Chỉ áp dụng cách này khi được sự đồng ý của bác sỹ.
Cùng với chế độ ăn, cách ăn cũng tác động đến sự hình thành sỏi. Bởi khi không có thức ăn ở đường ruột, dịch mật không được tống xuất xuống ruột non. Dịch mật ứ lại trong túi mật lâu ngày sẽ có xu hướng kết tụ lại. Vì thế, ăn uống điều độ, không bỏ cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi.
Mẹo ăn uống để bảo vệ túi mật
Một số thực phẩm góp phần gây thừa cân/béo phì và làm suy giảm chức năng túi mật. Cần tránh ăn các thực phẩm sau:
- Đường: Tất cả các loại đường, đặc biệt là đường tinh chế có trong nước ngọt, đồ ăn vặt…
- Thực phẩm giàu carbohydrate: Bánh mỳ trắng, mỳ ống…
- Chất béo bão hòa: Trong mỡ thịt đỏ, bơ động vật, các sản phẩm từ sữa không tách béo.
- Thực phẩm chiên rán.
Ăn quá nhiều cholesterol, nhiều chất béo và ít chất xơ là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì và các vấn đề ở túi mật.
Nếu tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng như đã nêu trên, kết hợp với tập thể dục đều đặn, bệnh sỏi mật, ung thư túi mật… sẽ chẳng bao giờ “ghé thăm” bạn!
Kim Chi H+
Bình luận của bạn