Trị liệu tâm lý cần được ưu tiên với người mắc bệnh viêm gan C
Bệnh viêm gan B có chữa được không?
Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?
Viêm gan có phải uống thuốc suốt đời?
Đã tiêm phòng viêm gan rồi tại sao vẫn mắc?
TS. Andrew J. Muir - Trưởng Khoa Gan, Trung tâm Y tế, Đại học Duke (Durham, Hoa Kỳ) cho biết: "Virus viêm gan C không chỉ ảnh hưởng tới gan mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến tâm trí của người bệnh. Hơn thế nữa, những tiêu cực liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng có thể xuất phát từ quá trình điều trị viêm gan C".
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, những người bị viêm gan C có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Thay đổi tâm trạng, trầm cảm: "Bạn" song hành của viêm gan C
Thay đổi tâm trạng, bao gồm lo lắng, bồn chồn và khó chịu, là vấn đề thường gặp ở người mới được chẩn đoán viêm gan C.
Hơn nữa, bệnh nhân viêm gan C thường gặp phải sự kỳ thị của xã hội, bắt nguồn từ việc thiếu thông tin hay hiểu sai về căn bệnh này. Kết quả là, không hiếm người mắc viêm gan C bị cô lập, từ đó gia tăng nguy cơ trầm cảm.
Bên cạnh đó, sự thay đổi tâm trạng cũng có thể bắt nguồn từ quá trình điều trị viêm gan C. Ví dụ, khó chịu là một tác dụng phụ do điều trị bằng thuốc Interferon, theo kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Clinical Nursing năm 2011.
Trầm cảm là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân viêm gan C
Trầm uất, căng thẳng kéo dài: Nên điều trị!
Bệnh nhân nên tham gia vào cộng đồng hỗ trợ cho người mắc bệnh viêm gan C. Nếu bạn cảm thấy quá trầm uất và lo lắng, tốt nhất nên đi khám bác sỹ tâm lý để được tư vấn và điều trị.
Việc điều trị có thể bao gồm cả việc sử dụng thuốc, ví dụ như thuốc chống trầm cảm. Bác sỹ có thể theo dõi men gan chặt chẽ hơn nếu bạn có xơ gan và họ sẽ luôn luôn
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tập thể dục thường xuyên với các bộ môn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội... để giải tỏa căng thẳng, stress.
Bình luận của bạn