Độc đáo Lễ hội Nhảy lửa cầu sức khỏe của người dân tộc Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa có ý nghĩa gắn kết cộng đồng và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của người dân tộc Pà Thẻn - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức Khỏe+.

"Thành phố băng” ở Trung Quốc, nơi nhiệt độ xuống tới -35 độ C

Lễ rước kiệu Thánh độc đáo 5 năm một lần giữa lòng Hà Nội

10 lễ hội văn hóa không nên bỏ lỡ ở châu Á

Tưng bừng không khí lễ hội Trung thu sau hơn 2 năm đại dịch

Theo quan niệm của người Pà Thẻn, nhảy lửa là một nghi lễ để đón thần thánh xuống trần gian cùng vui với dân làng, có ý nghĩa tượng trưng cho việc các vị thần xuống trần gian tắm nước và phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.

Theo quan niệm của người Pà Thẻn, nhảy lửa là một nghi lễ để đón thần thánh xuống trần gian cùng vui với dân làng, có ý nghĩa tượng trưng cho việc các vị thần xuống trần gian tắm nước và phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.

Lễ hội được chia làm 2 phần, phần đầu thầy cúng sẽ làm lễ gọi mời thần linh tới tham gia lễ và nhập vào các học trò là những người đàn ông Pà Thẻn khỏe mạnh được chọn. Phần 2 là nghi lễ nhảy lửa, một đống lửa to đã được đốt sẵn cháy thành than đỏ rực để những người đàn ông Pà Thẻn tham gia nhảy lửa nhảy qua

Lễ hội được chia làm 2 phần, phần đầu thầy cúng sẽ làm lễ gọi mời thần linh tới tham gia lễ và "nhập" vào các học trò là những người đàn ông Pà Thẻn khỏe mạnh được chọn. Phần 2 là nghi lễ nhảy lửa, một đống lửa to đã được đốt sẵn cháy thành than đỏ rực để những người đàn ông Pà Thẻn tham gia nhảy lửa nhảy qua

Lễ vật để cúng thần trong lễ hội nhảy lửa có bát hương, chiếc đàn gõ, chiếc vòng lắc, thủ lợn và năm chén rượu cùng gạo và chút tiền âm, tiền dương. Năm nay, lễ hội nhảy lửa được diễn ra vào ngày 23/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn)

Lễ vật để cúng thần trong lễ hội nhảy lửa có bát hương, chiếc đàn gõ, chiếc vòng lắc, thủ lợn và năm chén rượu cùng gạo và chút tiền âm, tiền dương. Năm nay, lễ hội nhảy lửa được diễn ra vào ngày 23/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn)

Sau khi nghi thức cúng tế kết thúc, lúc này, một đống củi lửa to đã được đốt sẵn cháy thành than đỏ rực ngay gần đó để chuẩn bị cho nghi thức nhảy lửa. Sự kiện được tổ chức tại sân thể thao thôn Nà Nghè, xã Hồng Quang, trước sự chứng kiến của hàng rào người dân đồng bào Pà Thẻn và du khách tham quan tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Sau khi nghi thức cúng tế kết thúc, lúc này, một đống củi lửa to đã được đốt sẵn cháy thành than đỏ rực ngay gần đó để chuẩn bị cho nghi thức nhảy lửa. Sự kiện được tổ chức tại sân thể thao thôn Nà Nghè, xã Hồng Quang, trước sự chứng kiến của hàng rào người dân đồng bào Pà Thẻn và du khách tham quan tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Theo người Pà Thẻn, vị thần tối cao nhất là thần lửa và ngọn lửa mang lại sự may mắn, ấm no, hạnh phúc cho họ. Đống lửa được đốt lên cũng sẽ giúp xua đi ma tà, quỷ dữ và cái lạnh lẽo của mùa đông

Theo người Pà Thẻn, vị thần tối cao nhất là thần lửa và ngọn lửa mang lại sự may mắn, ấm no, hạnh phúc cho họ. Đống lửa được đốt lên cũng sẽ giúp xua đi ma tà, quỷ dữ và cái lạnh lẽo của mùa đông

Bắt đầu nghi thức nhảy lửa, những người tham gia sẽ thay nhau nhảy cùng đống than hồng, dùng cả tay và chân trần cho tới khi tàn lửa

Bắt đầu nghi thức nhảy lửa, những người tham gia sẽ thay nhau nhảy cùng đống than hồng, dùng cả tay và chân trần cho tới khi tàn lửa

Sau khi thầy cúng làm phép, những người đàn ông Pà Thẻn được chọn như có được sức mạnh phi thường để có thể nhảy vào lửa, di chuyển trên than hồng với chân, tay trần mà không hề bị bỏng, đau đớn hay trầy xước

Sau khi thầy cúng "làm phép", những người đàn ông Pà Thẻn được chọn như có được sức mạnh phi thường để có thể nhảy vào lửa, di chuyển trên than hồng với chân, tay trần mà không hề bị bỏng, đau đớn hay trầy xước

Các chàng trai Pà Thẻn dùng cả tay và chân trần nhảy, phá cho tới khi đống lửa tàn, than đỏ tung ra khắp sân, cùng tiếng hò reo, cổ vũ của du khách

Các chàng trai Pà Thẻn dùng cả tay và chân trần nhảy, "phá" cho tới khi đống lửa tàn, than đỏ tung ra khắp sân, cùng tiếng hò reo, cổ vũ của du khách

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn thường diễn ra vào những lúc nông nhàn, khi mọi công việc đồng áng đã xong, vào lúc giao thời giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu từ 16/10 âm lịch đến trước rằm tháng Giêng.

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn thường diễn ra vào những lúc nông nhàn, khi mọi công việc đồng áng đã xong, vào lúc giao thời giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu từ 16/10 âm lịch đến trước rằm tháng Giêng.

Một chàng trai Pà Thẻn với đôi tay trần đang xới tung đống lửa đỏ rực trước sự hò reo của người dân và du khách

Một chàng trai Pà Thẻn với đôi tay trần đang xới tung đống lửa đỏ rực trước sự hò reo của người dân và du khách

Rồi lại dùng đôi chân trần đá vào đống lửa, tạo ra những chùm hoa lửa như sao băng rơi đầy mặt đất, cùng làn khói nghi ngút bốc, khiến khung cảnh trở nên vô cùng thiêng liêng

Rồi lại dùng đôi chân trần đá vào đống lửa, tạo ra những chùm hoa lửa như sao băng rơi đầy mặt đất, cùng làn khói nghi ngút bốc, khiến khung cảnh trở nên vô cùng thiêng liêng

Khi một người nhảy xong lao từ trong đống than hồng ra, lại có một người khác tiếp nối, cũng có khi hai, ba người cùng vào nhảy một lúc. Trong lúc đó, thầy cúng vẫn không ngừng gõ đàn và đọc bài cúng như hòa vào nhịp nhảy của các học trò

Khi một người nhảy xong lao từ trong đống than hồng ra, lại có một người khác tiếp nối, cũng có khi hai, ba người cùng vào nhảy một lúc. Trong lúc đó, thầy cúng vẫn không ngừng gõ đàn và đọc bài cúng như hòa vào nhịp nhảy của các học trò

Việc nhảy lửa cứ thế diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ. Lửa tàn thì nhóm lại, rồi nhảy tiếp cho đến khi đống than tàn hẳn mới thôi

Việc nhảy lửa cứ thế diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ. Lửa tàn thì nhóm lại, rồi nhảy tiếp cho đến khi đống than tàn hẳn mới thôi

Nghi lễ nhảy lửa chỉ dành cho nam giới-những người đại diện cho sức mạnh, ý chí và bản lĩnh của người Pà Thẻn

Nghi lễ nhảy lửa chỉ dành cho nam giới-những người đại diện cho sức mạnh, ý chí và bản lĩnh của người Pà Thẻn

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của di sản, ngày 26/9/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao chứng nhận Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện lãnh đạo huyện Lâm Bình

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của di sản, ngày 26/9/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao chứng nhận Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện lãnh đạo huyện Lâm Bình

Lễ hội kết thúc, thầy cúng đọc bài cúng cảm ơn các vị thần đã xuống góp vui cho dân làng, cầu mong các vị thần phù hộ cho dân làng được ấm no, mạnh khỏe, hẹn lần nhảy lửa sau sẽ lại mời các thần xuống tham gia

Lễ hội kết thúc, thầy cúng đọc bài cúng cảm ơn các vị thần đã xuống góp vui cho dân làng, cầu mong các vị thần phù hộ cho dân làng được ấm no, mạnh khỏe, hẹn lần nhảy lửa sau sẽ lại mời các thần xuống tham gia

Những thành viên trong đội nhảy lửa sau khi đã trình diễn xong, họ ''công khai'' xòe tay, chân của mình để chứng minh điều kỳ diệu - các bàn tay và bàn chân hoàn toàn không bị cháy bỏng, xước sát gì

Những thành viên trong đội nhảy lửa sau khi đã trình diễn xong, họ ''công khai'' xòe tay, chân của mình để chứng minh điều kỳ diệu - các bàn tay và bàn chân hoàn toàn không bị cháy bỏng, xước sát gì

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn đã có lịch sử lâu đời và được gìn giữ, duy trì qua nhiều thế hệ. Do đó, tỉnh Tuyên Quang đang từng bước xây dựng Lễ hội này trở thành “sản phẩm” du lịch đặc thù để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước muốn khám phá văn hóa độc đáo của người dân tộc Pà Thẻn.

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn đã có lịch sử lâu đời và được gìn giữ, duy trì qua nhiều thế hệ. Do đó, tỉnh Tuyên Quang đang từng bước xây dựng Lễ hội này trở thành “sản phẩm” du lịch đặc thù để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước muốn khám phá văn hóa độc đáo của người dân tộc Pà Thẻn.

 
Hiệp Nguyễn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa