Lễ rước kiệu Thánh độc đáo 5 năm một lần giữa lòng Hà Nội

“Lễ hội 5 làng Mọc” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

10 lễ hội văn hóa không nên bỏ lỡ ở châu Á

Ẩm thực Hà Nội lọt top 3 thế giới

Gợi ý những điểm chùa linh thiêng miền Bắc đi du Xuân 2023

Cách “bảo toàn” sức khỏe khi đi hội

Chính vì vậy, từ sáng sớm ngày 3/3 (12/2 Âm lịch năm Quý Mão), hàng nghìn người dân đã đổ về làng Mọc tại hai quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội để dự hội kết chạ hay hội kết nghĩa 5 làng. Người tham dự không chỉ có các bậc cao niên mà còn có cả thanh niên, trung niên. Nhiều người đã xin nghỉ làm một ngày hoặc một buổi sáng để dự hội làng vì đã lâu mới có dịp.

Mặc dù là ngày thường nhưng lễ hội vẫn thu hút được hàng nghìn người dân, du khách.

Mặc dù là ngày thường nhưng lễ hội vẫn thu hút được hàng nghìn người dân, du khách.

Trong lễ hội 5 làng Mọc, nét đặc sắc chính là màn rước “kiệu bay”. Những cỗ kiệu gồm 4 người khênh, các tốp thanh niên nam, nữ thay phiên nhau, múa như bay trên đường đi, thoắt tiến thoắt lui, lúc chạy băng băng, lúc quay tròn linh hoạt và uyển chuyển. Người dân quan niệm rằng nghi thức xoay kiệu đó thể hiện các Thánh đang chào nhau và vui mừng khi hội ngộ.

Giữa không gian ngõ phố Hà Nội có phần chật hẹp, đoàn người về dự hội đua nhau đuổi theo kiệu, nhưng ai nấy đều tươi cười và tò mò xem kiệu các thánh sẽ xoay đi đâu tiếp theo, khi nào thì về đến đình chính.

Trong cả ngày chính hội (ngày 12 Âm lịch), 5 kiệu bát cống (kiệu rước áo) và 5 kiệu long đình (kiệu rước bát hương) của 5 làng sẽ liên tục đi trên các tuyến phố quanh các đình làng.

Mỗi lần tổ chức hội kết chạ, các làng thay phiên nhau đăng cai. Đình làng đăng cai sẽ là nơi tập trung kiệu của các làng "anh em" sau khi rước từ đình làng mình và đi qua khắp các con phố. Năm nay Quan Nhân là làng đăng cai. Đây được cho là làng thờ người anh thứ hai (Giáp Nhất được coi là anh cả, Cự Chính là anh thứ ba và Phùng Khoang là em út).

Lễ hội 5 làng Mọc mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng cư dân Kẻ Mọc, các làng Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân, Phùng Khoang.

Lễ hội 5 làng Mọc mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng cư dân Kẻ Mọc, các làng Giáp Nhất, Cự Chính, Quan Nhân, Phùng Khoang.

Tương truyền, khi xưa, do thiên tai mà làng Mọc xưa phải chịu đói kém, dịch bệnh, người chết tràn lan. Làng Phùng Khoan được vua cho cháo và cơm nắm để sống qua ngày. Một cậu bé khi nhận được nắm cơm đã chia cho 4 cậu bé khác. 5 người kết nghĩa anh em, khi lớn đều lập nghiệp trong vùng và tạo thành những ngôi làng trù phú hay chính là làng Mọc sau này.

Từ tích chuyện này, lễ hội năm làng Mọc được hình thành với tục kết chạ (kết nghĩa anh em) giữa 5 làng Mọc Giáp Nhất, Mọc Chính Kinh, Mọc Cự Lộc, Mọc Quan Nhân và Mọc Phùng Khoang. Về sau, người dân quen gọi lược chữ "Mọc" nên các làng thường được gọi theo tên hai chữ.

Mỗi làng thờ một vị hiền tài và tôn họ làm thành hoàng làng. Làng Giáp Nhất thờ Phùng Luông - một vị tướng dưới thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng; Cự Chính thờ Đức Thánh Lã Đại Liệu - một nha tướng dưới thời Ngô Quyền; Quan Nhân thờ Trung Nghĩa Đại vương Hùng Lãng công - người có công đánh giặc Nam Chiếu (năm 863); Phùng Khoang thờ Đoàn Thượng Tướng quân - một danh tướng thời Lý.

Do Chính Kinh và Cự Lộc sát nhập thành một làng Cự Chính, nên trong hội 5 làng ngày nay chỉ còn kiệu rước từ 4 làng. Thế nhưng tổng số kiệu vẫn là 5 vì riêng Quan Nhân có cả kiệu ông lẫn kiệu bà.

 

Cũng như các lễ hội truyền thống của cả nước, “Lễ hội 5 làng Mọc” là lễ hội dân gian được Nhân dân địa phương nắm giữ, thực hành, trao truyền qua các thế hệ. Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội năm làng Mọc được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1727/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 5 năm 2021.

 
Việt An
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa