10 lễ hội văn hóa không nên bỏ lỡ ở châu Á

Tết Nguyên đán là một lễ hội văn hóa không nên bỏ qua ở Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và nhiều quốc gia Châu Á khác.

Chuyện trà Mạn Hảo ở đất kinh kỳ

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh: Những thông tin mẹ bầu cần biết

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống sinh tố mỗi ngày?

FDA đề xuất định nghĩa mới về "thực phẩm lành mạnh"

Từ Lễ hội đèn lồng Thái Lan, Lễ hội Holi Ấn Độ đến Lễ hội tuyết Nhật Bản, bất cứ khách du lịch nào cũng sẽ tìm thấy một dịp kỷ niệm ở châu Á để đưa vào danh sách ghé thăm của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 10 lễ hội văn hóa hàng đầu ở châu Á để bạn có thể bắt đầu mơ mộng về chuyến đi của mình ngay hôm nay.

Loy Krathong và Yi Peng - Lễ hội đèn lồng Thái Lan

Empty

Lễ hội đèn trời Yi Peng ở Thái Lan

Loy Krathong và Yi Peng thường được gọi là Lễ hội đèn lồng Thái Lan và cả hai đều diễn ra vào đêm rằm tháng 11.

Loy Krathong còn được biết đến là lễ hội ánh sáng và gắn với những chiếc đèn hoa đăng nổi được gọi là krathong. Những chiếc krathong này thường làm từ lá chuối được gấp lại một cách tinh xảo và được trang trí bằng hoa, đồng tiền, những que hương và một ngọn nến đặt ở chính giữa.

Trong lễ Loy Krathong, hàng nghìn chiếc đèn hoa đăng nổi được thả trên các con sông và kênh trên khắp đất nước Thái Lan. Thả một chiếc đèn nổi tượng trưng cho sự buông bỏ quá khứ và cầu mong những điều may mắn trong năm tới. Những nơi tuyệt vời nhất ở Thái Lan để tham dự lễ hội này bao gồm Bangkok, Sukhothai và Chiang Mai.

Nếu bạn ghé thăm Chiang Mai vì lễ hội Loy Krathong, bạn cũng sẽ được trải nghiệm Yi Peng hay Lễ hội đèn trời đẹp như tranh vẽ. Yi Peng là một ngày lễ của người Lanna và chỉ diễn ra ở miền bắc Thái Lan. Trong suốt dịp lễ, hàng nghìn người tụ tập và cùng tham gia thả khom loi hay đèn lồng bay. Yi Peng là một trong những lễ hội đầy thơ mộng mà du khách có thể trải nghiệm.

Dịp lễ năm 2021: ngày 19/11

Dịp lễ năm 2022: mồng 8/11

Holi - Lễ hội sắc màu của Ấn Độ

Empty

Lễ hội Holi đầy sắc màu của Ấn Độ

Có thể bạn chưa nghe nói về từ Holi, nhưng có lẽ bạn đã từng thấy ảnh hưởng của ngày lễ thú vị này theo cách này hay cách khác. Holi là lễ hội sắc màu của Ấn Độ diễn ra vào ngày sau đêm trăng tròn tháng 3 và được tổ chức bằng một "trận chiến màu sắc" trên toàn đất nước.Các hoạt động của lễ hội này rất vui nhộn đến mức chúng đã truyền cảm hứng cho các phiên bản quốc tế như Color Run (đường chạy sắc màu), nhưng không gì có thể vượt qua phiên bản gốc. Lễ hội Holi ở Ấn Độ kỷ niệm thời điểm mùa xuân bắt đầu và chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Truyền thuyết đằng sau ngày lễ này liên quan đến việc Prahlad, một tín đồ của thần Vishnu trong đạo Hindu đánh bại nữ ác quỷ Holika.

Trong ngày lễ hội, tất cả mọi người đều mặc quần áo trắng, trùm kín tóc và ra đường với bột màu và nước. Trong lễ kỷ niệm, mọi người đều trở thành "mục tiêu" và nếu bạn tham gia cuộc chiến, bạn có thể yên trí là mình sẽ được phủ đầy màu từ đầu đến chân!

Holi được tổ chức chủ yếu ở Ấn Độ, nhưng cũng diễn ra ở Nepal và Pakistan. Ở Ấn Độ, những địa điểm lý tưởng để trải nghiệm dịp lễ bao gồm Goa, Pushkar, Jaipur và Udaipur - là những nơi lễ hội diễn ra "thong thả" và du khách có thể tận hưởng trải nghiệm mà không cảm thấy quá choáng ngợp.

Dịp lễ năm 2021: ngày 29/3

Dịp lễ năm 2022: ngày 19/3

Tết Nguyên Đán - Lễ hội mùa xuân của Trung Quốc

Empty

Múa rồng trong dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc

Tết Nguyên Đán là một trong những ngày tết lớn nhất diễn ra ở châu Á và không chỉ được tổ chức ở Trung Quốc mà còn trong các cộng đồng người Hoa ở Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia và Ấn Độ.

Lễ hội thường kéo dài 7 ngày vào tháng Giêng hoặc tháng Hai tùy theo âm lịch. Lễ kỷ niệm bao gồm bắn pháo hoa và múa lân cũng như treo đèn lồng giấy màu đỏ để trang trí mọi thứ, và tổ chức những bữa tiệc gia đình lớn. Các thành viên lớn tuổi trong gia đình theo truyền thống thường tặng cho trẻ em những phong bao lì xì màu đỏ (tiếng Trung là hongbao) đựng tiền.

Hai địa điểm tiêu biểu để trải nghiệm Tết Nguyên Đán ở châu Á là ở Trung Quốc và Singapore. Bạn không thể bỏ lỡ việc đến thăm Trung Quốc trong dịp này để có được những trải nghiệm chân thực nhất. Ở Trung Quốc, Bắc Kinh là thành phố lý tưởng nhất để ghé thăm vào dịp năm mới. Tại đây, du khách có thể xem rất nhiều hoạt động từ Kinh kịch và các điệu múa rồng đến các màn biểu diễn võ thuật cùng hội chợ quanh các đền chùa.

Một lựa chọn tuyệt vời khác để trải nghiệm Tết Nguyên Đán là Singapore, nơi có rất đông người Hoa. Ở Singapore, du khách có thể ngắm nhìn thành phố trở nên rực rỡ với pháo hoa, múa rồng và các đám diễu hành. Lễ hội diễu hành Chingay cũng là một cảnh tượng đáng chiêm ngưỡng và là cuộc diễu hành nổi lớn nhất ở châu Á bao gồm các vận động viên nhào lộn, tung hứng và vũ công múa lân.

Dịp lễ năm 2021: ngày 12/2

Dịp lễ năm 2022: ngày 1/2

Yuki Matsuri - Lễ hội tuyết Sapporo

Empty

Lễ hội tuyết Sapporo ở Nhật Bản

Yuki Matsuri được biết đến nhiều hơn với cái tên Lễ hội tuyết Sapporo và diễn ra hàng năm trong vòng một tuần vào tháng 2. Dịp lễ này bắt đầu vào những năm 1950 khi một vài sinh viên đại học tạo nên một số tác phẩm điêu khắc bằng tuyết ấn tượng trong vùng. Kể từ đó, lễ hội đã phát triển theo cấp số nhân và hiện có khoảng 400 tác phẩm điêu khắc bằng băng và tuyết.

Tại lễ hội, bạn có thể xem các tác phẩm điêu khắc tuyết được tạo ra bởi các đội được đào tạo đến từ khoảng 20 quốc gia và theo dõi để xem ai là người chiến thắng cuối cùng. Ngoài ra còn có rất nhiều hoạt động khác như tham gia trận chiến ném tuyết khổng lồ, đi thử cầu trượt tuyết, thưởng thức đồ uống nóng tại quầy bar băng và nếm thử một số món ăn ngon nhất của Hokkaido.

Các sự kiện chính của Lễ hội Tuyết Sapporo diễn ra tại Công viên Odori gần Ga Sapporo. Lễ hội cũng có các sự kiện khác, bao gồm các buổi biểu diễn ca nhạc nhạc trực tiếp và cuộc thi trượt tuyết và trượt ván trên tuyết.

Dịp lễ năm 2022: ngày 5/2 đến 12/2

Thaipusam - Lễ kỷ niệm Thần Chiến tranh của Malaysia

Empty

Những người hành hương leo 272 bậc thang trong Lễ hội Thaipusam ở Malaysia

Thaipusam có thể là một trong những lễ hội dữ dội nhất châu Á và dành riêng cho Thần Chiến tranh Murugan trong đạo Hindu. Nơi tốt nhất để trải nghiệm ngày lễ này là ở Kuala Lumpur của Malaysia, nơi có đông người theo đạo Hindu.

Hàng năm, lễ kỷ niệm Thaipusam bao gồm một đám rước đến hang động Batu nằm ở ngoại ô thành phố. Hàng triệu người hành hương tham gia sự kiện và cùng nhau leo 272 bậc thang để lên đến hang động. Ý nghĩa đằng sau lễ hội dường như là sự đau đớn kéo dài nhằm tôn vinh Thần Murugan và hầu hết các sự kiện không dành cho những người yếu bóng vía.

Trong lễ Kavadi Attam hay còn gọi là "điệu múa gánh", những người sùng đạo sẽ thực hiện các hành động để thể hiện sự tôn sùng của họ đối với Thần Chiến tranh. Những hành động này có thể bao gồm dùng xiên đâm xuyên lưỡi và da, hay kéo các vật nặng bằng dây thừng được móc vào da lưng của người tham gia.Việc chuẩn bị cho lễ hội bắt đầu trước đó 48 ngày với việc ăn chay, cầu nguyện và nhiều người cạo trọc đầu.

Dịp lễ năm 2021: ngày 28/1

Dịp lễ năm 2021: ngày 18/1

Diwali - Lễ hội ánh sáng của người Hindu

Empty

Lễ hội ánh sáng Diwali của người Hindu

Diwali là lễ hội Hindu lớn nhất trong năm và được tổ chức trong tháng 10 hoặc tháng 11 vào ngày mà người Ấn Độ tin là đêm đen tối nhất trong năm. Diwali thường được gọi là Lễ hội ánh sáng và kỷ niệm chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối và cái thiện trước cái ác. Biểu tượng chính của Diwali là diya hay một chiếc đèn lồng nhỏ bằng đất sét.

Trong đêm của ngày lễ, người dân Ấn Độ trên khắp đất nước thắp sáng hàng nghìn diya để ăn mừng thất bại của bóng tối. Một số người Ấn Độ tin rằng dịp lễ kỷ niệm sự trở lại trong thần thoại của Vua Rama, một số lại tin rằng nó kỷ niệm sự ra đời của Lakshmi, trong khi những người khác vẫn ăn mừng việc Chúa Krishna đánh bại quỷ Narakasura trong ngày này.

Bất kể lý do là gì, người Ấn Độ ăn mừng ngày lễ vui vẻ này bằng cách thắp nến, thực hiện các nghi lễ dành cho các vị thần Lakshmi và Ganesh, mua vàng và bạc, cũng như tổ chức các buổi sum họp đông đảo gia đình, cùng nhau ăn uống và tặng quà lẫn nhau.

Những cách tuyệt vời nhất để du khách trải nghiệm lễ hội này bao gồm đến thăm New Delhi hoặc Jaipur - nơi bạn có thể chiêm ngưỡng các khu chợ Diwali được chiếu sáng, thăm Varanasi nơi những con phố được bao phủ bởi các diya, hoặc trải nghiệm lễ kỷ niệm Nữ thần hủy diệt Kali ở Kolkata.

Dịp lễ năm 2021: ngày 4/11

Dịp lễ năm 2022: ngày 24/10

Tết - Lễ hội đón năm mới của Việt Nam

Empty

Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội dịp Tết

Tết là dịp chào đón năm mới của Việt Nam và vì nó dựa trên âm lịch của Phật giáo nên nó thường diễn ra cùng lúc với Tết Nguyên Đán của Trung Quốc. Hai ngày lễ cũng có nhiều điểm tương đồng từ truyền thống sum họp gia đình, ăn uống linh đình đến lì xì cho trẻ em.

Thời gian ăn Tết thường kéo dài trong khoảng bốn ngày và bao gồm bắn pháo hoa, đi đền chùa, tặng quà nhau và thăm hỏi chúc tết họ hàng. Nhiều người Việt Nam cũng trở về làng quê trong dịp lễ nên nhiều thành phố có thể có cảm giác trống trải và yên tĩnh.

Nếu bạn là một du khách đến thăm Việt Nam trong dịp Tết, những điểm đến lý tưởng là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi bạn có thể tham gia các lễ kỷ niệm. Tại Hà Nội, bạn có thể xem pháo hoa, các đám rước của Lễ hội Cổ Loa, hoặc tham gia Lễ hội Đống Đa với người dân địa phương.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể ngắm nhìn Kênh Tàu Hủ khi nó được biến thành một chợ hoa nhộn nhịp, tham dự hội sách và thử một số món ăn đường phố tuyệt vời ở Chợ Lớn.

Dịp lễ năm 2021: ngày 12/2

Dịp lễ năm 2022: ngày 1/2

Songkran - Lễ hội té nước Thái Lan

Empty

Lễ hội té nước Songkran của Thái Lan

Songkran là Lễ hội đón năm mới của người Thái được kỷ niệm với trận "thủy chiến" lớn nhất thế giới. Lễ hội này là một trải nghiệm cực kỳ vui nhộn trong 3 ngày, đòi hỏi hầu hết các thành phố phải dừng các hoạt động khác để cho phép trận thủy chiến "hỗn loạn" xảy ra.

Lễ hội này có nguồn gốc từ Phật giáo, nơi nước là biểu tượng của sự thanh lọc và tẩy rửa. Theo truyền thống, lễ Songkran được kỷ niệm bằng cách dọn dẹp nhà cửa, vẩy nước lên tay những người lớn tuổi và các nhà sư, và dành thời gian cho gia đình. Trận thủy chiến được đưa vào gần đây hơn, nhưng là một hoạt động mang đến sức sống cho cả đất nước với những trò chơi và niềm vui bất tận.

Mọi người ở mọi lứa tuổi đổ ra đường với những xô nước, súng phun nước và thậm chí cả vòi phun để "ban phước" hoặc "thanh tẩy" những người xung quanh họ vào năm mới. Hãy chuẩn bị tư tưởng cho việc bị ướt khi ghé thăm Thái Lan trong dịp này.

Một trong những địa điểm tốt nhất ở Thái Lan để kỷ niệm ngày lễ này là Bangkok khi thành phố "đóng băng" và toàn bộ đường Khao San chặn các phương tiện để dành chỗ trận "thủy chiến".

Dịp lễ hàng năm: ngày 13-15/4

Boryeong - Trận chiến bùn khổng lồ của Hàn Quốc

Empty

Lễ hội bùn Boryeong ở Hàn Quốc

Lễ hội bùn Boryeong xuất hiện vào năm 1988 như một cách để quảng bá các đặc tính giàu dưỡng chất và làm đẹp của loại bùn ở gần Boryeong. Kể từ đó, lễ hội này đã phát triển và bao gồm nhiều sự kiện, thu hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới tụ tập để... bôi bùn lên nhau và vui đùa.

Hầu hết các sự kiện tại lễ hội đều có chủ đề về bùn và bao gồm các hoạt động như tắm bùn, đắp mặt nạ, mê cung bùn, vẽ bằng bùn màu, đấu vật trong bùn, cầu trượt bơm hơi và đấu bùn. Sự kiện còn có sân khấu biểu diễn với các nghệ sĩ chơi nhạc EDM và pop.

Những du khách thích từ tốn hơn có thể cân nhắc tham gia các sự kiện như liệu pháp bùn làm đẹp, làm xà phòng và mát xa.Bạn có thể đến khu tổ chức lễ hội trong một chuyến đi trong ngày từ Seoul, và sự kiện này rất tuyệt vời cho các gia đình cũng như khách du lịch đi một mình.

Dịp lễ năm 2021: ngày 23/7 - 1/8

Dịp lễ năm 2021: ngày 22/7 - 31/7

Lễ hội băng Cáp Nhĩ Tân - Ngày hội của điêu khắc băng và tuyết

Empty

Lễ hội băng Cáp Nhĩ Tân tại Trung Quốc

Lễ hội băng Cáp Nhĩ Tân là lễ hội điêu khắc trên băng lớn nhất trên thế giới và diễn ra hàng năm tại tỉnh Cáp Nhĩ Tân ở cực bắc Trung Quốc. Lễ hội trưng bày các tác phẩm điêu khắc trên băng đáng kinh ngạc, từ những tượng nhỏ và đèn lồng băng đến tượng đài cao hơn 76m. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc trên băng cũng được thắp sáng bằng đèn màu rất đẹp mắt để chụp ảnh.

Lễ hội băng Cáp Nhĩ Tân bắt đầu với truyền thống tạo ra những chiếc đèn lồng từ các khối băng trong những tháng mùa đông ở Trung Quốc. Nông dân và ngư dân địa phương thường khoét một tảng băng và đặt một ngọn nến ở giữa để làm đèn lồng có khả năng chống gió.

Ngày nay, các tác phẩm điêu khắc trên băng được làm từ khoảng 200.000 mét khối băng lấy từ sông Tùng Hoa gần đó. Tham gia lễ hội, du khách có thể khám phá các triển lãm băng, trượt tuyết, đi cầu trượt băng hay chụp ảnh các tác phẩm điêu khắc mà mình yêu thích.

Dịp lễ hàng năm: ngày 5/1 - 5/2

 
Hiếu Kỳ (Theo Asia Highlights)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa