Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Kỳ tích và khủng hoảng

Nỗ lực giải cứu nạn nhân khỏi tàn tích sau thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: The Hindu

Đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền dành sự quan tâm hơn nữa với ngành Y tế!

Cứu sống sản phụ nặng 155kg, thêm bệnh viện ở TP.HCM có sân đáp trực thăng

Xúc động khoảnh khắc giải cứu các em bé sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Con người trụ được bao lâu dưới đống đổ nát?

Thảm họa động đất ngày 6/2 khiến hơn 46.000 người thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Các đội cứu hộ đã chạy đua với thời gian để tiếp tục tìm kiếm những người sống sót sau thảm họa. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn khi có tới hơn 264.000 căn hộ đã bị phá hủy.

Giữa cảnh hoang tàn và tuyệt vọng bao trùm, vẫn có những trường hợp sống sót thần kỳ. Ngày 11/2, một em bé 2 tháng tuổi ở thành phố Antakya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ đã được các nhân viên cứu hộ đưa ra ngoài an toàn sau 128 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Ngày 17/2, Hãng thông tấn Anadolu khoảng 261 giờ sau trận động đất, 3 người đàn ông đã được cứu khỏi đống đổ nát ở thành phố Hatay. Một trong số đó, anh Mustafa Avci, còn đủ tỉnh táo để hỏi thăm tình hình mẹ và những người thân khác. Tuy nhiên, một phóng viên của kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV nói rằng một trong số 3 người sau đó đã không qua khỏi trong bệnh viện.

Theo CNN, các bài giảng về cứu nạn cứu hộ đều nhấn mạnh, quy tắc "48 giờ vàng" sau khi một tòa nhà bị sụp đổ là khung giờ mà các nạn nhân có tỷ lệ sống sót cao nhất. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn trường hợp cứu hộ thành công người còn dấu hiệu sự sống xảy ra trong vòng 5-6 ngày.

Một khoảng trống an toàn có thể giúp nạn nhân động đất sống sót

Một khoảng trống an toàn có thể giúp nạn nhân động đất sống sót

Các nhân viên cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng quá đỗi bất ngờ với kỳ tích sống sót của anh Mustafa. Họ cho rằng, Mustafa có lẽ đã mắc kẹt trong "tam giác cứu mạng". Lý thuyết về "tam giác cứu mạng" cho rằng, khi một tòa nhà sụp xuống, trần nhà sẽ đè lên các đồ nội thất bên trong, tạo ra một khoảng trống nhỏ bên cạnh để con người trú ẩn. Lưu ý rằng, lý thuyết này chỉ dựa trên các thí nghiệm mô phỏng với động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico.

Một số đội cứu hộ cứu nạn tuân theo quy tắc số 4: Con người có thể sống sót trong vòng 4 phút mà không có không khí, 4 ngày không có nước và 4 tuần không có đồ ăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm có, người gặp nạn có thể sống sót lâu hơn.

Ví dụ như tại Thổ Nhĩ Kỳ, người dân mắc kẹt trong nhà ở có thể tìm được một nguồn nước uống hoặc thực phẩm nào đó. Theo TS Jarone Lee – chuyên gia y tế tại Bệnh viện Massachusetts (Mỹ), bạn chỉ cần có đủ không khí và oxy, nước và một chút thức ăn để tồn tại tới khi được tìm thấy. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót còn phụ thuộc vào các tổn thương mà cơ thể gặp phải trong trận động đất.

BS Lee cũng nhận định, thể trạng ban đầu của nạn nhân cũng là chìa khóa quan trọng. Người mắc những bệnh lý nền không thể tiếp cận với thuốc cũng có tỷ lệ sống sót thấp hơn. Trẻ nhỏ và người trẻ khỏe có thể trụ được lâu hơn trong đống đổ nát.

Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng giúp ngăn ngừa hiện tượng mất nước, sốc nhiệt ở những nạn nhân mắc kẹt sau động đất. Tuy nhiên, nhiệt độ dưới 0 độ C ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria lại gây nhiều nguy hiểm với tính mạng con người.

Hàng loạt vấn đề sức khỏe sau động đất

Một khu lều được dựng tạm thời cho công nhân là người nhập cư tại Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất - Ảnh: Erin O'Brien/NPR

Một khu lều được dựng tạm thời cho công nhân là người nhập cư tại Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất - Ảnh: Erin O'Brien/NPR

Cũng theo CNN, được cứu hộ khỏi đống đổ nát chỉ là bước khởi đầu trong quá trình phục hồi của nạn nhân động đất. Tử thần vẫn còn "rình rập" họ trên con đường đưa tới bệnh viện – nơi cũng không tránh khỏi sự tàn phá của động đất.

Tại Bệnh viện Thành phố Adana (Thổ Nhĩ Kỳ), trong vòng một tuần sau thảm họa, có hơn 5.000 bệnh nhân được điều trị. BS Suleyman Cetinkunar – Giám đốc Nhân sự bệnh viện cho hay, phần lớn các chấn thương gồm cụt chi, dập nát các mô và chấn động não.

Ngoài các tổn thương trên, bệnh nhân còn đối mặt với hội chứng Crush (hội chứng vùi lấp). Khi cơ bắp bị đụng giập, đè nén rồi được thả lỏng, các tế bào cơ bị vỡ giải phóng ra các chất độc gây sốc, tắc nghẽn ống thận làm thận bị suy cấp. Bệnh cảnh nặng nề này có thể khiến những bệnh nhân tưởng chừng lành lặn, khỏe mạnh nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và các tổ chức phi chính phủ đã phối hợp xây dựng bệnh viện dã chiến, lều trại và các bệnh viện trên thuyền để chăm sóc nạn nhân động đất. Thảm họa kinh hoàng này cũng gây gián đoạn hệ thống chăm sóc y tế, khiến người có bệnh lý nền như ung thư, đối mặt với nguy cơ không được thăm khám, dùng thuốc kịp thời.

Theo hãng thông tấn AP, cơ quan y tế của Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo nguy cơ bùng phát các dịch bệnh lây qua nguồn nước và thực phẩm trong những tuần tới. Dịch tả, viêm gan A, nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn… là mối lo lớn nhất tại các trại tạm cư với điều kiện vệ sinh thiếu thốn.

 
Quỳnh Trang (Theo CNN, AP)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội