Đột quỵ có thể ngăn chặn được đến 80% nếu bạn biết cách kiểm soát các yếu tố gây ra tình trạng này
Thủy phi cơ cấp cứu bệnh nhân đột quỵ từ Trường Sa
Bệnh nhân từng đột quỵ có nguy cơ tự tử cao
5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Tai biến mạch máu não: Những điều cần biết
1. Bỏ hút thuốc và giới hạn sử dụng rượu
Người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ gấp 2 lần so với người không có thói quen này. Cụ thể, một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí Stroke với đối tượng tham gia là phụ nữ tuổi từ 15 - 49 đã chỉ ra rằng, nguy cơ bị đột quỵ sẽ gia tăng tỷ lệ thuận với số lượng thuốc lá hút mỗi ngày.
Hãy cố gắng bỏ hút thuốc và tìm sự giúp đỡ của người có chuyên môn nếu thấy cần thiết (chẳng hạn như không cai được). Điều này cũng sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác. Bên cạnh đó, lạm dụng dụng rượu cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người. Do đó, không nên uống nhiều hơn 3 - 4 đơn vị/ngày với nam giới và 2 - 3 đơn vị/ngày với phụ nữ (Một đơn vị rượu bằng 1/2 ly rượu vang chuẩn).
2. Kiểm soát huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ. Chúng ta thường không quan tâm đến huyết áp cao bởi vì nó không có bất kỳ dấu hiệu nào biểu hiện rõ rệt ở bên ngoài. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chỉ có khoảng 45% những người bị tăng huyết áp có thể kiểm soát được bệnh.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm doát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết, người không kiểm soát được tăng huyết áp sẽ có nguy cơ tử vong vì đột quỵ gấp 4 lần so với những người có huyết áp bình thường. Chính vì vậy, người bị tăng huyết áp cần dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn, thường xuyên kiểm tra huyết áp, thay đổi lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của mình.
3. Lên thực đơn ăn uống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng của bạn nên có nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, đồng thời ít chất béo bão hòa, cholesterol, natri và đường. Vì vậy, các bữa ăn nên phong phú các loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt như táo, lê, dâu, anh đào, quả lựu, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, bơ, hạnh nhân, quả óc chó, hạt lanh...
Kiểm soát huyết áp là một trong những cách để phòng ngừa đột quỵ
4. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm cholesterol, điều hoà huyết áp, kiểm soát bệnh đái tháo đường và ngăn ngừa những cục máu đông - nguyên nhân gây đột quỵ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation năm 2015 cho thấy, những phụ nữ hoạt động thể lực một vài lần mỗi tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và hình thành các cục máu đông.
Theo khuyến cáo, tập aerobic khoảng 20 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Bạn cũng có thể chọn những hoạt động thể lực mà bạn thích như đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, làm vườn, đi xe đạp... Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường vận động ở trong nhà và nơi làm việc bằng cách thường xuyên đi lại và leo cầu thang.
5. Giảm mỡ thừa vùng bụng, giữ trọng lượng cơ thể cân đối
Theo một nghiên cứu về đột quỵ ở phía Bắc Manhattan năm 2003, béo vùng bụng là một trong những yếu tố gây ra đột quỵ thiếu máu cục bộ ở người trẻ tuổi. Béo bụng làm tăng sản xuất lipoprotein mật độ thấp (LDL hay cholesterol “xấu”) được gửi vào các thành mạch máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nghiên cứu cũng chỉ ra, bạn sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao nếu nếu tỷ số vòng eo trên vòng mông nhiều hơn 1,0 ở nam giới và 0,85 ở phụ nữ.
Hơn nữa, trọng lượng dư thừa sẽ đặt thêm gánh nặng cho hệ thống tuần hoàn của bạn. Thừa cân, béo phì cũng khiến bạn gia tăng nguy cơ bị huyết áp cao, bệnh đái tháo đường type 2 và các bệnh về tim mạch - đều là những nguyên nhân gia tăng nguy cơ đột quỵ. Thế nên, điều bạn cần làm là duy trì một trọng lượng khỏe mạnh và làm giảm tỷ số vòng eo trên vòng mông của mình. Ngoài ra, cần hạn chế nước ngọt bởi một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ năm 2012 cho thấy, thường xuyên sử dụng nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ, nhất là với phụ nữ.
6. Cải thiện nồng độ cholesterol
Nồng độ cholesterol cao khiến tỷ lệ bị đột quỵ ở người gia tăng vì nó chặn lưu lượng máu đến được não một cách bình thường. Bên cạnh đó, cholesterol trong máu cao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nồng độ cholesterol “xấu” LDL trong máu cao sẽ gây gây tắc động mạch, gây mỡ trong máu và tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ. Trong khi đó, mật độ lipoprotein cao (cholesterol “tốt” HDL) lại có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Chính vì vậy, cần tăng cường cholesterol “tốt” và giảm lượng cholesterol “xấu” bằng cách sử dụng nhiều các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu chất xơ và hạn chế thịt mỡ trong chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, nên làm các món ăn dưới dạng hấp, luộc thay vì nướng hoặc chiên (nhằm cắt giảm lượng chất béo bão hòa được dung nạp vào cơ thể).
7. Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Theo nhiều nghiên cứu, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân lớn gây ra đột quỵ thiếu máu cục bộ. Nồng độ glucose trong máu cao có thể gây tổn hại động mạch và làm tăng sự tích tụ các mảng chất béo, từ đó làm tăng nguy cơ tắc nghẽn các mạch máu. Nếu điều này xảy ra với một động mạch dẫn đến não, nó có thể gây ra một cơn đột quỵ.
Để ngăn ngừa đột quỵ, bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu của mình bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh cho tim và kết hợp ít nhất 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
** Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn