Dự thảo về kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu còn nhiều điều chưa ổn

Hải quan không phải là cơ quan quản lý chuyên ngành về chất lượng và an toàn thực phẩm nên sẽ gặp khó khi được giao quản lý về đầu mối kiểm tra - Ảnh: Baohaiquan

Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng dịp cuối năm

Giảm các mức phí về an toàn thực phẩm để hỗ trợ doanh nghiệp

Quy tắc an toàn thực phẩm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa lũ

Theo PSG.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Quyết định 38 mà Thủ tướng Chính phủ ban hành (12/1/2021) về “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” là rất cần thiết. Tuy nhiên, Dự thảo “Nghị định Quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” do Bộ Tài chính dự thảo lại chưa đáp ứng được đối một số mặt đã nêu trong Quyết định số 38.

Theo Quy định tại Mục b, Điểm 7, Quyết định số 38, Bộ Tài chính phải thành lập Tổ triển khai thực hiện Đề án với các thành viên là Tổng cục Hải quan, các Vụ, Cục thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành để tổ chức triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ đã được nêu rất cụ thể tại Quyết định này. Tuy nhiên qua tìm hiểu, cho đến thời điểm này Bộ Tài chính chưa ký quyết định thành lập Tổ triển khai Dự án.

Việc này dẫn đến sự không thống nhất của các quy định tại dự thảo Nghị định với các Nghị định/Thông tư đang còn hiệu lực và đang được các Bộ triển khai thực hiện.

Dự thảo này cũng đang đi trái nguyên tắc về Luật chuyên ngành khi giao cho cơ quan Hải quan quản lý về đầu mối kiểm tra. Hải quan không phải là cơ quan quản lý chuyên ngành về chất lượng và an toàn thực phẩm nên khó khăn trong việc đánh giá, xác nhận các tiêu chuẩn kiểm soát ATTP như HACCP, VACCP, TACCP… cũng như tính hợp pháp của các chứng chỉ hệ thống này.

Với quy định tại Dự thảo như hiện nay (trong việc kiểm tra cả chất lượng, tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra theo rủi ro.....), đã tạo nên sự phân biệt đối xử giữa thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu về phương thức và mức độ kiểm tra. Điều này sẽ dẫn đến sự quan ngại, khiếu nại từ các nước xuất khẩu thực phẩm trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia WTO và hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do với các nước/khu vực.

Bên cạnh đó, việc quy định cả những sản phẩm thực phẩm thuộc đối tượng miễn kiểm tra (vì đã được Bộ quản lý chuyên ngành kiểm soát theo quy trình Đăng ký bản công bố như thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thức ăn công thức cho trẻ nhỏ, thực phẩm dinh dưỡng y học...) vào Dự thảo Nghị định là vượt quá thẩm quyền, không phù hợp và không cần thiết với thực tế, dẫn đến phát sinh các thủ tục hành chính, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Liên quan đến các vấn đề này, trong Bản góp ý gửi trình Thủ tướng và Phó Thủ tướng, HH TPCN Việt Nam xin có một số ý kiến đóng góp như về Thủ tục ban hành văn bản pháp luật; xác định lại quyền hạn của Hải quan (đặc biệt là trong việc kiểm soát ATTP; nên tham khảo từ các nước tiên tiến trên thế giới để xây dựng Nghị định, tránh cảnh vừa đánh trống vừa thổi còi; vận dụng 7 cải cách của Chính phủ để soạn mô hình cho phù hợp đạt được mục tiêu, nguyên tắc của Quyết định 38.

NỘI DUNG CỤ THỂ BẢN GÓP Ý VỀ DỰ THẢO “NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG, KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU”

Phương Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý