Chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể thế nào?

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam

Đục thủy tinh thể do lão hóa điều trị thế nào?

Nước ép cần tây giúp điều trị đục thủy tinh thể

Uống vitamin E có giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể?

Bí quyết đơn giản để bảo vệ đôi mắt trong mùa Hè

Đục thủy tinh thể là tình trạng các protein cấu tạo nên thủy tinh thể bị biến đổi cấu trúc, tập trung thành từng đám trước võng mạc, khiến ánh sáng bị tán xạ, tạo ra vùng mờ đục trong thủy tinh thể. Đó cũng là lý do khi mắc bệnh này bệnh nhân nhìn mọi sự vật xung quanh mờ đi, thậm chí nhìn một thành hai.

Các loại đục thủy tinh thể

- Đục thủy tinh thể bao sau: Xảy ra ở phần sau của thủy tinh thể. Bệnh nhân có bệnh lý đái tháo đường hoặc sử dụng thuốc corticoid liều cao có nguy cơ bị đục thủy tinh thể dưới bao. Loại đục thủy tinh thể này thường tiến triển nhanh.

- Đục nhân thủy tinh thể: Là dạng đục sâu ở vùng trung tâm thủy tinh thể. Dạng đục nhân thường liên quan đến tuổi già. Nhân tiến triển sậm màu, thay đổi từ trong suốt sang màu vàng và đôi khi màu nâu.

Đục thủy tinh thể dạng nhân thường gặp ở người già

- Đục vỏ: Thường có màu trắng, đám mờ đục dạng hình chêm bắt đầu ở chu biên và tiến dần về trung tâm thủy tinh thể tạo ra hình nan hoa. 

Chẩn đoán đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể hoàn toàn không đi kèm theo với các triệu chứng nhiễm khuẩn hay đau mắt. Do đó bệnh nhân không có cảm nhận gì khác ngoài việc thị lực giảm dần. Tuy nhiên, do bệnh tiến triển chậm nên giai đoạn đầu thường không được phát hiện, trừ khi bệnh nhân tuân thủ việc khám mắt định kỳ và có đo thị lực. Hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể được phát hiện khi thị lực đã giảm rất nhiều và thực sự gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày.

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Đục thủy tinh thể được chẩn đoán dựa vào thăm khám mắt lâm sàng, gồm có:

- Hỏi tiền sử bệnh nhân có bị giảm thị lực, gặp khó khăn trong sinh hoạt không. Ngoài ra, bác sỹ cũng sẽ hỏi về tiền sử sức khỏe toàn thân, những bệnh có thể gây ảnh hưởng thị lực.

Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm đục thủy tinh thể

- Đo thị lực để xác định mức độ ảnh hưởng của đục thủy tinh thể lên thị lực nhìn xa và nhìn gần.

- Đo khúc xạ để xác định cần thay đổi kính gọng hoặc kính tiếp xúc.

- Đánh giá thủy tinh thể dưới chiếu sáng và phóng đại lớn để xác định mức độ lan rộng và vị trí của đục thủy tinh thể.

- Đánh giá tình trạng võng mạc qua đồng tử giãn.

- Đo nhãn áp.

- Một vài xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng bệnh lý khác tại mắt gây giảm thị lực đi kèm theo đục thủy tinh thể.

- Đôi khi đục thủy tinh thể sớm được phát hiện khi bệnh nhân đi khám mắt thường quy, trước khi bệnh nhân kịp nhận ra thị lực của mình có vấn đề.

Phát hiện sớm đục thủy tinh thể - ngăn chặn mù lòa

Trong giai đoạn sớm, khi sự sụt giảm thị lực chưa ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống thì người bệnh có thể đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng, hoặc thay đổi độ kính. Nhưng các biện pháp trên chỉ là tạm thời. Khi mắt mờ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì cần phải phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Để bảo vệ mắt, mọi người cần thực hiện chế độ đinh dưỡng hợp lý như; Không hút thuốc lá; Ăn nhiều đậu lăng, hành, tỏi, bắp cải, giá, đậu; Phát hiện và điều trị suy giáp, đái tháo đường, rối loạn nước và điện giải, tăng cholesterol và triglycerid máu; Không tiếp xúc trực tiếp với tia UV; Nếu làm việc trước máy tính lâu, phải dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt