Dùng lá lốt trị đau mắt đỏ có thể làm bỏng giác mạc

Bỏng giác mạc vì mủ cây xương rồng

Dùng mô túi màng ối bảo vệ và nuôi giác mạc tổn thương

Làm đẹp không đúng cách có thể gây loét giác mạc

Ninh Bình: Gần 9.000 người hiến tặng giác mạc cho người mù

Hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ, làm sáng mắt với hạ khô thảo


Bà bầu tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Tại Bệnh viện Mắt Trung ương và Bệnh viện Mắt Hà Nội, vài tuần trước ghi nhận rải rác các trường hợp đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc cấp) vào khám. Tuy nhiên, từ cuối tuần qua, số khám bùng phát, trung bình đến 300 bệnh nhân tới khám mỗi ngày. Trong đó, nhiều gia đình cả nhà cùng bị đau mắt đỏ. Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, tỷ lệ bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ chiếm từ 40 - 70% số ca bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phụ nữ mang thai cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch nên rất dễ bị lây bệnh.

BS Hoàng Cương cho hay: "Bà bầu không cần phải lo lắng quá nếu bị lây đau mắt đỏ. Nhiễm virus trong thời kỳ thai nghén đều có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thai. Tuy nhiên, với các trường hợp đau mắt đỏ, khả năng gây ảnh hưởng đến thai rất thấp. Điều lo lắng nhất là bà bầu dính đau mắt đỏ lại không đi khám bác sỹ mà tự ý dùng thuốc, khi đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi".

Theo BS Trịnh Bích Ngọc - Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội, thuốc cho phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ không thể kê chung cho cùng đối tượng mà phải tùy từng thời điểm mang thai, khám thực tế từng cá nhân.

Theo BS Hoàng Cương, người bệnh không nên tự ý tra thuốc bừa bãi, bệnh không khỏi mà còn nặng lên. Nhiều người thường hay mua hai loại thuốc là Clodexa và Nemydexa mà không biết các thuốc này có chứa chất gây giảm miễn dịch mắt. Ngoài ra, có trường hợp không phải bị đau mắt đỏ thông thường mà do vi khuẩn, viêm loét giác mạc thì nhỏ thuốc vào càng làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, cần đi khám ngay, cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa tay thường xuyên, không dụi tay lên mắt để ngăn chặn bệnh nặng lên và giảm thiểu khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.

 


Tuyệt đối không xông lá lốt, đắp lá bỏng để trị đau mắt đỏ

Bác sỹ cũng khuyến cáo thai phụ, xông lá trầu không hoặc đắp cây lá bỏng để chữa bệnh đau mắt đỏ rất nguy hiểm, có thể gây bỏng giác mạc. Khi xông hoặc đắp xong, người bệnh có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm nghĩ nó có tác dụng chữa bệnh. Nhưng ngược lại, sau đó mắt sẽ càng sưng, phù nề, đau nhức, thậm chí là chảy máu. Lý do là vì các loại lá này chứa tinh dầu nóng, gây bỏng mắt. Bệnh viện Mắt Trung ương đã từng tiếp nhận trường hợp người bị đau mắt đỏ lai rai đến tận 2 tháng vì chữa bệnh bằng các cách dân gian thay vì dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

 

Các bác sỹ cho hay, với đau mắt đỏ không nên quá nôn nóng điều trị, bởi cần có thời gian nhất định là 7 - 10 ngày để loại bỏ virus khỏi cơ thể.

Tốt nhất trước mỗi lần nhỏ thuốc mắt cần rửa sạch mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Bệnh nhân nên nằm nghiêng, rửa từng mắt một, nhỏ nước muối liên tục để làm mềm dử mắt rồi dùng gạc tiệt trùng lau khô. Lưu ý, khi rửa mắt không để đầu thuốc chạm vào mắt để tránh lây lan. Mỗi người bệnh nên dùng một lọ thuốc riêng phòng tránh lây chéo.

 

Giám sát chặt chẽ bệnh tại các nhà trẻ, trường học

TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định: Khả năng đau mắt đỏ phát triển thành dịch. Sở vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trong ngành khẩn trương tăng cường công tác điều trị và dự phòng lây lan bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn thành phố. Sở yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tăng cường bàn khám, nhân lực, trang thiết bị, thuốc… phục vụ khám, điều trị phòng bệnh đau mắt đỏ. Tư vấn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân các biện pháp phòng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh...
 


 

 

 

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt