Một số loại tinh dầu có thể thay thế cho một số loại thuốc kháng sinh đơn giản
Công dụng làm đẹp, chăm sóc sức khỏe của tinh dầu oregano
Cách sử dụng tinh dầu trên từng bộ phận cơ thể
8 lợi ích sức khỏe của tinh dầu cỏ xạ hương
Bảo vệ răng miệng bằng 5 loại tinh dầu
Tinh dầu oải hương
Nhiều người chỉ biết đến tinh dầu oải hương với công dụng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, tuy nhiên, loại tinh dầu này còn có tác dụng kháng khuẩn tốt. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Atlantic, khi sử dụng kết hợp tinh dầu oải hương với thuốc kháng sinh piperacillin, các vi khuẩn E. Coli kháng thuốc kháng sinh đã bị tiêu diệt.
Tinh dầu oải hương có tác dụng kháng khuẩn tốt
Bạn có thể sử dụng vài giọt tinh dầu oải hương khi bấm huyệt, giúp giảm viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị một số bệnh nhiễm trùng thường gặp.
Tinh dầu quế
Quế là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Contemporary Dental Practice, các nhà khoa học nhận thấy sử dụng tinh dầu quế có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn phát triển trong tủy răng. Họ cũng đưa ra lời khuyên nên sử dụng vài giọt tinh dầu quế trong các món ăn như bột yến mạch, sữa chua… như một cách tự nhiên giúp chống lại các vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể.
Tinh dầu quế có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh
Tinh dầu đinh hương và xạ hương
Trong một nghiên cứu năm 2011, các nhà khoa học Ý đã tiến hành nghiên cứu hơn 400 bệnh nhân bị nhiễm trùng âm đạo. Họ nhận thấy khi các đối tượng nghiên cứu tiến hành thụt rửa âm đạo với dung dịch có bổ sung tinh dầu đinh hương và xạ hương, các loại nấm men và vi khuẩn gây nhiễm trùng đã được loại bỏ. Biện pháp này có thể giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tái phát, cũng như giúp hạn chế việc tiếp xúc quá nhiều với các loại thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, việc thụt rửa âm đạo nếu không được thực hiện đúng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ phụ khoa để được tư vấn cụ thể.
Tinh dầu tràm
Thông thường, tinh dầu tràm có thể được sử dụng để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng khi bị mụn trứng cá, nấm bàn chân hay vảy nến. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn có công dụng kháng khuẩn tự nhiên, giúp khắc phục các vết cắt, trầy xước. Bạn có thể pha vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm, nước ngâm chân… cũng giúp giảm nhẹ các triệu chứng cảm lạnh như ho, nghẹt mũi.
Bình luận của bạn